✔️ [Hợp Đồng Điện Tử] Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành {Cập nhập Mới Nhất}

✔️ Trong nền kinh tế mở và điều kiện phát triển CNTT như hiện nay, hợp đồng điện tử trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp quan tậm lựa chọn thay thế cho các loại hợp đồng truyền thống bởi khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, dễ dàng trao đổi dữ liệu và chia sẻ thông tin. Vậy hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam là gì? Hợp đồng điện tử có đảm bảo giá trị pháp lý? Nội dung này sẽ được trình bài cụ thể qua những nội dung dưới đây.

Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo nội dung được quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Một số đặc điểm khác biệt của hợp đồng điện tử khiến chúng khác biệt so với hợp đồng thông thường là:

 Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử

Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử chính là hình thức thể hiện. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử.

✅ Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng

Bên cạnh 2 chủ thể giao kết thông thường như trong hợp đồng truyền thống là bên bán và bên mua thì trong hợp đồng điện tử còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử - đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử mà họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

 Phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế

Theo quy định tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì các giao dịch điện tử chỉ được áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể: các hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

 Tính phi biên giới

Do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu nên không yêu cầu hai bên giao kết trong hợp đồng phải gặp mặt trực tiếp để ký kết. Điều này có nghĩa là dù ở bất cứ đâu, khi nào thì hai bên cũng có thể chủ động thực hiện ký kết hợp đồng. 

 Tính vô hình, phi vật chất

Môi trường điện tử là môi trường số hóa nên các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể cầm nắm hay cảm nhận được. 

  Tính hiện đại, chính xác

Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại hiện nay. Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cho các giao dịch. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hợp đồng điện tử sẽ là xu hướng mới sẽ dần thay thế cho phương thức hợp đồng giấy truyền thống trong tương lai.

>> Xem thêmKhông Có Chữ Ký Điện Tử, Hợp Đồng Điện Tử Có Hiệu Lực Không?

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

 

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:  

- Nội dung của hợp đồng điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).

- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau).

3. Nội dung của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Trên hợp đồng điện tử cần đảm bảo các nội dung như hợp đồng truyền thống, bao gồm:

- Đối tượng của hợp đồng;

- Số lượng, chất lượng;

- Giá, phương thức thanh toán;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra thì hợp đồng điện tử bổ sung một số nội dung như:

- Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.

- Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

- Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

- Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …(bởi việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử).

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

4. Quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

 Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Theo nội dung được quy định tại Điều 35, Luật giao dịch điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam đảm bảo các nội dung sau:

- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.

- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

 Giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

- Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

✅ Thời gian, địa điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

✔️ Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.

+ Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

✔️ Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.

+ Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

>> Tham khảo: Có Những Loại Hợp Đồng Điện Tử Nào? Các Loại Hợp Đồng Điện Tử Thông Dụng Hiện Nay

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy thông thường

Ưu điểm của hợp đồng điện tử

Sử dụng hợp đồng điện tử sẽ mang lại rất nhiều ưu điểm so với hợp đồng giấy thông thường. Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật nhất:

✔️ Sự tiện lợi, nhanh chóng, minh bạch

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà 2 bên không cần phải gặp mặt trực tiếp, không lo giám đốc, quản lý đi công tác làm gián đoạn việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.

Hợp đồng điện tử cũng mang đến quy trình, thủ tục thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch chỉ trong vài phút với các luồng ký tự động, ký theo lô đảm bảo yêu cầu pháp lý và bảo mật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần bảo vệ môi trường.

✔️ Dễ dàng quản lý, lưu trữ, tra cứu, báo cáo

So với hợp đồng giấy thông thường gây tốn kém chi phí cho việc quản lý và lưu trữ và mất thời gian cho việc tra cứu, báo cáo thì hợp đồng điện tử đã giải quyết được hết toàn bộ các vấn đề này. Với những tính năng hiện đại, hợp đồng có thể dễ dàng truy cập, theo dõi, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống. 

✔️ Tiết kiệm thời gian, chi phí 

Tất cả những ưu điểm trên đều dựa trên một mục đích cao nhất của doanh nghiệp, đó là giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. 

 Nhược điểm của hợp đồng điện tử

Mặc dù hợp đồng điện tử có rất nhiều ưu điểm nổi bật mang đến nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, song nó vẫn tồn tại một vài điểm yếu nhưng cũng không gây ra ảnh hưởng tiêu cực quá lớn:

- Do hợp đồng điện tử mang tính phi biên giới nên  khi xảy ra tranh chấp thì rất khó xác định được địa điểm giao kết hợp đồng, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế. Vì thế, để đảm bảo các rủi ro được giải quyết bởi một cơ quan tài phán hoặc một cơ chế xử lý thì các bên cần có thêm các thỏa thuận điều khoản bảo đảm hợp đồng để xác định rõ việc này.

- Do tính phi vật chất, vô hình của hợp đồng nên khi có tranh chấp cũng rất bất tiện trong việc chứng minh được bản gốc và chữ ký gốc. Trong trường hợp này, các bên cần có sự xác định rõ ràng về bên thứ 3 trong việc xác định chữ ký số hoặc và các điều kiện tương tự đảm bảo hiệu lực của hợp đồng được xác định cụ thể.

- Có thể xảy ra trường hợp mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu do hệ thống bị các hacker mạng tấn công. Điều này cũng là một trong những rủi ro cho các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì những nhược điểm này sẽ được khắc phục trong tương lai không xa và Hợp đồng điện tử sẽ trở thành giải pháp ưu tiên số 1 trong việc thực hiện các giao dịch điện tử an toàn, nhanh chóng, tiết kiêm.

6. Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý về xác thực điện tử sử dụng ký điện tử bằng Chữ ký số (EFY-CA), OTP trên cơ sở Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2019 thừa nhận tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử.

Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam

 Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT 

EFY-eCONTRACT mang đến giải pháp Hợp đồng điện tử toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng với khách hàng từ xa, 24/7 với các quy trình và luồng ký tự động

- Lập, trình ký, ký, tra cứu, báo cáo hợp đồng / tài liệu mọi lúc, mọi nơi.

- Ký đồng loạt không giới hạn số lượng chỉ trong 1 phút

- Gửi & Nhận hợp đồng ngay lập tức

- Hình thức ký số đa dạng: CA / OTP / HSM

- Tích hợp với các phần mềm quản trị: ERP, HRM, CRM

- Đáp ứng mô hình quản lý dữ liệu tập trung, hỗ trợ phân quyền

- Lưu trữ an toàn, bảo mật thông tin

- Trực quan, đơn giản, dễ sử dụng

- Tiết kiệm 90% thời gian và chi phí so với hợp đồng giấy

Như vậy, theo nội dung được quy định của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng điện tử hoàn toàn đủ căn cứ pháp lý trong các hoạt động giao dịch hợp tác của doanh nghiệp đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận tiện

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN
 

Giải đáp đầy đủ về hiệu lực của hợp đồng điện tử

Tìm hiểu về các loại Hợp đồng điện tử thông dụng hiện nay

Khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng điện tử - Kiến thức mọi người cần nắm vững

HaTT

Tin tức liên quan