✅ Giải Đáp Đầy Đủ Về Hiệu Lực Của Hợp Đồng Điện Tử

⚜️ Cùng với sự phát triển của CNTT, mọi vấn đề dần dần được giải quyết thông qua mạng điện tử, một trong số đó là việc trao đổi, ký kết những hợp đồng, giao dịch. Điều này đã mang đến những thuận lợi đối với những đối tác có khoảng các địa lý xa xôi không thể gặp mặt để bàn bạc, tăng tính linh động cũng như rút ngắn thời gian thực hiện. Khác với cách thức giao kết hợp đồng thông thường và hợp đồng điện tử còn khá mới lạ với nhiều người. Vì thế, trong bài viết này, EFY Việt Nam xin làm rõ vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng điện tử mà mọi người cần lưu ý.

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

Hiệu lực của hợp đồng điện tử

1. Căn cứ pháp lý

- Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm 1996;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật Thương mại 2005;

- Luật Giao dịch điện tử 2005;

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP Về Thương mại điện tử.

2. Khái niệm Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dich điện tử”. Theo đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”

3. Điểm khác biệt của hợp đồng điện tử

So với hợp đồng truyền thống, bên cạnh các nội dung tương tự, Hợp đồng điện tử có một vài điểm khác biệt:

Chủ thể: Ngoài hai bên chủ thể, người mua và người bán thì trong hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Nội dung: Ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.

Phương thức giao kết: các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ trao đổi và ký tay mà thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.

Ngoài ra quy trình và thủ tục giao kết của Hợp đồng diện tử cũng khác so với Hợp đồng truyền thống nhưng tiết kiếm được thời gian, nhanh chóng hơn.

4. Hiệu lực của Hợp đồng điện tử

Hiện nay, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy định nào về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử. Nhưng theo những quy định tại của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản” (Khoản 1 Điều 119)

Theo quy định tại Luật thương mại 2005: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản” (Điều 15).

Có thể thấy rằng, hiệu lực của hợp đồng điên tử vẫn được xét theo hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản thông thường nếu thoả mãn các điều kiện của việc tạo lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ thông tin bằng phương tiện điện tử.

Điều kiện để công nhận hợp đồng điện tử có giá trị pháp lí như bản gốc:

- Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.

- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên quy ước/thoả thuận với nhau.

Điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực theo quy định của pháp luật:

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

Điều kiện hợp đồng điện tử có hiệu lực

Hợp đồng điện tử đảm bảo có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì ngoài tuân theo các quy định về giá trị pháp lý, hợp đồng điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Theo điều kiện về chủ thể: Chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp, có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp.

- Theo điều kiện về nguyên tắc kết giao : Chủ thể tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết.

- Theo điều kiện về đối tượng, mục đích và nội dung: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc nhóm hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.

- Theo hình thức giao dịch của hợp đồng dân sự phải tuân theo quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng khác nhau.

- Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết.

- Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.

- Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.

Như vậy, hiệu lực của hợp đồng điện tử không chỉ phụ thuộc vào giá trị pháp lý hợp đồng, hợp đồng cũng phải đáp ứng theo quy định pháp luật liên quan, đảm bảo hình thành hợp đồng hợp pháp.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

HaTT

Tin tức liên quan