✡️ Địa Điểm Giao Kết Và Thời Điểm Giao Kết Hợp Đồng Theo Quy Định Của Pháp Luật
Xác định địa điểm và thời gian giao kết hợp đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị, hiệu lực của hợp đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xác định địa điểm và thời gian giao kết hợp đồng được tiến hành thế nào? Thời điểm giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử ra sao?
Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định thế nào?
Địa điểm giao kết hợp đồng
Địa điểm giao kết hợp đồng ảnh hưởng đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng đó. Đây sẽ là yếu tố để xác định khi nghĩa vụ khi các bện thực hiện hợp đồng, giải thích hợp đồng. Và khi phát sinh tranh chấp, địa điểm giao kết sẽ là căn cứ để các bên thoải thuận lựa chọn pháp luật và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại điều 399 Bộ luật dân sự 2015, các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thể thống nhất hoặc không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết sẽ là nơi cư trú đối với cá nhân và trụ sở đối với pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Đối với các tổ chức là chủ thể khác, pháp luật không có quy định cụ thể. Vì thế, trường hợp này cũng sẽ áp dụng điều 399 BLDS 2015. Do đó, địa điểm giao kết hợp đồng đối với tổ chức là chủ thế khác cũng được xác định là nơi tổ chức đó đặt trụ sở.
Trong quá trình giao kết hợp đồng, nhiều người thường thắc mắc, vậy làm thế nào để xác định được nơi cư trú của bên đề nghị giao kết hợp đồng?
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, tại điều 40, nơi cư trú của cá nhân sẽ là nơi người đó sinh sống thường xuyên. Trường hợp không xác định được nơi cá nhân đó sinh sống thường xuyên thì sẽ là nơi cá nhân đó đang sinh sống. Đối với pháp nhân, trụ sở của pháp nhân/ tổ chức sẽ là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân/tổ chức đó.
Địa điểm giao kết hợp đồng ảnh hưởng đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
Thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm các bên giao kết hợp đồng có một vai trò quan trọng, cần được xác định rõ ràng, chi tiết để tránh các tranh chấp về sau.
Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng
Bên cạnh địa điểm giao kết, thời điểm giao kết hợp đồng cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Từ lúc này, các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng cũng giúp xác định được điều kiện và hoàn cảnh thực hiện quyền/nghĩa vụ của các bên. Từ đó xác định được điều kiện của hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện quyền/ nghĩa vụ đó và xác định được hậu quả khi hủy bỏ hợp đồng.
Thời điểm giao kết thường là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại điều 400 Bộ luật dân sự 2015, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết từ các bên còn lại. Để xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng, ta cần phụ thuộc vào phương thức và hình thức giao kết hợp đồng. Trong đó:
-Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm hợp đồng được giao kết sẽ là thời điểm các bên thỏa thuận, thống nhất về nội dung của hợp đồng.
- Nếu giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên cuối cùng ký bằng văn bản. Nếu các bên sử dụng hình thức chấp nhận khá như điểm chỉ, đóng dấu… thì thời điểm điểm chỉ/ đóng dấu của bên cuối cùng là thời điểm giao kết hợp đồng.
- Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định tương tự như khi giao kết hợp đồng bằng lời nói. Tức là thời điểm các bên thống nhất các thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Bởi đây là lúc hợp đồng đã thỏa thuận xong và đã hình thành, các bên đã có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
Giao kết bằng phương thức điện tử thì thời điểm giao kết xác định thế nào?
Thời điểm giao kết hợp đồng khi ký hợp đồng bằng phương tiện điện tử
Hiện nay, ký hợp đồng điện tử đang là phương thức giao kết hợp đồng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong trường hợp các bên giao kết bằng phương thức điện tử, thì bên cạnh việc áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo tuân thủy quy định tại luật giao dịch điện tử 2005.
Theo đó, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu được hiểu là “thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra”. Nếu người nhận nhận chứng tử điện ở ở một địa chỉ khác thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ là thời điểm mà người nhận có thể truy cập vào chứng từ điện tử tại địa chỉ mới và họ biết rõ về việc chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.
Hiểu một cách khác, nếu có bên không có thỏa thuận cụ thể thì thời điểm nhận chứng từ điện tử sẽ là thời điểm “chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được".
Tuy nhiên, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ khác với thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng điện tử, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm bên cuối cùng chấp nhận thỏa thuận bằng phương thức điện tử. Bên cuối cùng có thể sử dụng chữ ký số hoặc mã OTP… để xác nhận vào hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời điểm này sẽ được lưu trữ trên phần mềm, đảm bảo độ chính xác. Bạn cần phân biệt hai khái niệm này để tránh sự nhầm lẫn khi thỏa thuận, giao kết hợp đồng nhé.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng 3 bên là gì? Nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên
Bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc không? Bắt buộc đối với những trường hợp nào?
Hợp đồng thông minh là gì? Những nội dung quan trọng của hợp đồng thông minh
MinhNH