🌈Quy Định Về Hợp Đồng Điện Tử - Những Nội Dung Cá Nhân, Doanh Nghiệp Cần Nắm Vững
☀️Với thời đại công nghiệp hóa và công nghệ 4.0 không ngừng phát triển như hiện này thì việc giao dịch thông qua đàm phán qua internet không còn là điều quá xa lạ với các doanh nghiệp. Để thuận tiện cho quá trình giao kết hợp đồng tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn nhân lực của các bên thì việc giao kết hợp đồng điện tử là một giải pháp thích hợp. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Những quy định về hợp đồng điện tử nào cần lưu ý.
Những quy định về hợp đồng điện tử doanh nghiệp cần lưu ý
1. Hợp đồng điện tử là gì? Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là gì?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì Hợp đồng điện tử là Hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Trong đó, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng điện tử chính là giao dịch điện tử là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và được gửi đi, nhận được và lưu giữ các thông tin bằng phương tiện điện tử.
Đặc điểm của Hợp đồng điện tử
Tính phi biên giới: Trong giao dịch điện tử các bên giao kết hợp đồng thực hiện việc truyền các thông tin, dữ liệu thông qua một hệ thống mạng mang tính toàn cầu (www), vì vậy không có khái niệm biên giới, lãnh thổ hày vùng miền…. Một bên tham gia giao dịch, dù ở dâu, dù ở thời điểm nào cũng có thể giao dịch với đối tác của mình mà không có bất kỳ cản trở nào.
Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là môi trường “ảo”, do đó các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất bởi vì hợp đồng điện tử tồn tại, được lưu trữ, được chứng minh bởi các dữ liệu điện tử không thể sờ thấy hay cầm nắm một cách vật chất được.
Tính hiện đại, chính xác: Hợp đồng điện tử sử dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ thông tin như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, công nghệ truyền dẫn không dây…dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử được pháp luật đảm bảo giá trị pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng nhưng phải đảm bảo rằng:
- Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.
- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.
3. Quy định về hợp đồng điện tử
Quy định về hợp đồng điện tử
Về nguyên tắc
Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử (phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự) trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Luật điều chỉnh
Các hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về Hợp đồng điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử (chữ ký số)…
Về quy trình giao kết hợp đồng
Các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ trao đổi và ký tay mà thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.
Về chủ thể
Ngoài các chủ thể thông thường là người mua và người bán thì trong hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử
Về nội dung
Về quy định nội dung, bên cạnh những nội dung bắt buộc như trong hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền thống như:
- Địa chỉ pháp lý: ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chủ thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.
- Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.
- Các quy định về chữ ký điện tử, yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
- Việc thanh toán các hợp đồng điện tử thông thường thông qua các phương tiện điện tử như thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng…liên quan đến sự khác nhau về quy trình và thủ tục giao kết
Khi thực hiện quy trình ký kết hợp đồng điện tử các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các quy định trong hợp đồng điện tử, đảm bảo hợp đồng giao kết có hiệu lực và đạt được lợi ích tốt nhất giữa các bên giao kết.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử
[THẮC MẮC] - Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
HaTT