✡️ [THẮC MẮC] - Hợp Đồng Điện Tử Có Giá Trị Pháp Lý Không?
⚜️Hiện nay, xu thế ký kết hợp đồng điện tử dần dần thay thế cho phương thức truyền thống bởi những tiện ích vượt trội mà chúng mang lại. Nhưng loại hình hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? là câu hỏi của rất nhiều người. Cùng eCONTRACT tìm hiểu về tính pháp lý của loại hợp đồng này nhé.
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
1. Hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
1.1 Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử
1.2 Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Mà thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Như vậy, pháp luật đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng nhưng các thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử đó phải đảm bảo có giá trị pháp lý như bản gốc:
- Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Cụ thể là thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.
- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Cụ thể là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.
2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong từng lĩnh vực
2.1 Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức nếu luật có quy định. Theo quy định của luật hiện hành, một số loại hợp đồng phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng xây dựng,…)
Vì vậy, phải đặt trong các mối quan hệ và các giao dịch cụ thể mới xác định chính xác tính chất và giá trị pháp lý của các dạng hợp đồng thể hiện dưới dạng điện tử.
2.2 Hợp đồng điện tử trong thương mại
Căn cứ theo Luật thương mại: 36/2005/QH11: Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
2.3 Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Theo đó, mọi tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động đều được giải quyết theo quy định của các luật liên quan, không phân biệt hình thức hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Các bên giao kết hợp đồng điện tử cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử gồm:
- Hợp đồng điện tử có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng
Để hợp đồng đảm bảo tính pháp lý, khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên tham gia cần ký đầy đủ chữ ký số.
Trường hợp ký hợp đồng giữ tổ chức với cá nhân thì tổ chức phải dùng chữ ký số còn chữ ký cá nhân có thể là chữ ký số hoặc chữ ký ảnh tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia.
- Hợp đồng đảm bảo tính toàn vẹn nội dung kể từ thời điểm ký số hoàn tất
Các bên thực hiện giao kết hợp đồng điện tử cần thống nhất kỹ lưỡng các nội dung, đi đến đạt được thỏa thuận trước khi thực hiện ký số. Sau khi các bên hoàn tất ký số, hợp đồng cần được đảm bảo tính toàn vẹn, tức là có thể đọc và không bị chỉnh sửa về nội dung.
Mọi thay đổi về nội dung trên hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT để được ghi nhận lại và có thông báo đến các bên tham gia. Đặc biệt hợp đồng điện tử sử dụng công nghệ mã hóa nhiều lớp, chống tân công từ hệ thống bên ngoài, đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu cao.
- Đại diện ký số phải là người đại diện theo quy định pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp
Chữ ký số của người ký hợp đồng phải tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy.
Chữ ký của tổ chức/doanh nghiệp có thể thay thế bằng con dấu trong hợp đồng dấy.
- Chứng thư số phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và còn hiệu lực tại thời điểm ký
Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một doanh nghiệp/cá nhân và xác định người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Khi thực hiện ký số, chứng thư số phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và vẫn còn hiệu lực tại thời điểm ký số.
Công ty EFY Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong giải pháp chữ ký số sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng các quy định của Luật giao dịch điện tử, là đối tác tin cậy của hàng ngàn khách hàng tại Việt Nam. Quý khách hàng quan tâm liên hệ trực tiếp với EFY-CA để được tư vấn.
Như vậy, qua những nội dung thông tin ở trên chúng ta có thể thấy rằng, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống trước dây. Vì thế, các cá nhân, đơn vị có thể yên tâm áp dụng hình thức hợp đồng mới này với đầy đủ những tiện ích mang lại.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Giải đáp đầy đủ về hiệu lực của hợp đồng điện tử
Khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng điện tử - Kiến thức mọi người cần nắm vững
Luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử
HaTT