✅Có Được Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Giữa Công Ty Và Cá Nhân Không?

Hoạt động mua bán giữa công ty với cá nhân hiện nay khá phổ biến. Vậy công ty có được ký hợp đồng mua bán với cá nhân không? Hình thức hợp đồng mua bán giữa cá nhân và công ty là gì? Điều này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.

Hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

Hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

1. Hợp đồng mua bán là gì?

Theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thoả thuận giữa các bên mà bên bán có nghĩa vụ bàn giao hàng hóa cho người mua và nhận lại hàng có giá trị tương đương hàng hoá đó mà trong trường hợp này chính là tiền, trong khi đó người mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá đó và trả tiền cho bên giao hàng. 

Hàng hóa ở đây được hiểu là động sản và những thứ gắn liền với đất. Thông thường, hàng hóa sẽ có quy mô nhỏ hơn so với tài sản. Từ đó, bạn có thể hiểu đơn giản chính là hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại chính là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản.

Hợp đồng mua bán chia thành 2 loại: Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.

- Chủ thể giao kết hợp đồng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp  trong nước;

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa trong nước;

- Địa điểm giao kết và thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

- Về chủ thể, hợp đồng được ký kết bởi các bên không cùng quốc tịch.

- Về đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài.

- Về địa điểm giao kết và thực hiện hợp đồng được giao kết ở nước ngoài.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý để làm căn cứ cho hoạt động chuyển giao hàng hóa mua bán và thanh toán tiền mua hàng. Kèm theo đó, các bên được quyền thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây cũng là ưu điểm của việc mua bán có hợp đồng so với việc mua bán không lập hợp đồng trên thực tế.

2. Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hoá

+ Hợp đồng mua bán là một bản hợp đồng đồng ý. Nó được coi là hợp đồng khi các bên đã thỏa thuận các điều kiện cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà không phụ thuộc vào thời gian giao hàng, việc bàn giao hàng hóa sẽ được coi là một trong những hoạt động của bên bán nhằm thực hiện những nghĩa vụ có ghi trong hợp đồng.

+ Khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua, người bán sẽ nhận từ người mua giá trị tương đương (tiền) với giá trị của hàng hóa, điều này được nêu rõ trong thỏa thuận dưới dạng điều khoản thanh toán.

+ Mỗi bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa bị ràng buộc bởi nghĩa vụ với bên còn lại, ngoài ra cũng là hợp đồng mà các bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ với mình. Trong hợp đồng thương mại, có hai nghĩa vụ chính liên quan chặt chẽ với nhau: nghĩa vụ của người bán là giao hàng cho người mua và nghĩa vụ của người mua phải trả cho người bán

3. Công ty có được ký hợp đồng mua bán với cá nhân không?

Hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

Công ty có được ký hợp đồng mua bán với cá nhân không?

Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa được xây dựng giữa các chủ thể hầu hết chính là các thương nhân. Trong đó, thương nhân sẽ bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Đối với hoạt động của những bên chủ thể không phải là thương nhân cũng không có mục đích kiếm lợi nhuận trong quan hệ mua bán phải tuân theo những quy định có trong luật thương mại nếu chủ thể áp dụng hợp đồng mua bán theo Luật thương mại.

Theo những quy định nêu trên, công ty được phép ký hợp đồng mua bán với các cá nhân đủ năng lực dân sự và với các loại hàng hoá mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng mua bán 2 bên cần chọn đúng loại hợp đồng để áp dụng. Phải có đầy đủ nội dung thoả thuận giữa 2 bên: thỏa thuận về việc mua, bán, giá cả, hình thức thanh toán…. Tất cả nên được quy định thật chi tiết để tránh những tranh chấp xảy ra sau này.

4. Hình thức của hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Nó có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, luật pháp yêu cầu các bên tham gia ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản chẳng hạn như hợp đồng mua bán quốc tế, phải được thể hiện bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mang giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hoặc tin nhắn dữ liệu điện tử (hợp đồng điện tử)

Hiện nay, hình thức hợp đồng mua bán bằng phương thức điện tử cũng được sử dụng phổ biến bởi nó có giá trị tương đương hợp đồng văn bản giấy nhưng khắc phục được những hạn chế của hợp đồng giấy và mang đến nhiều ưu điểm, tính năng vượt trội: ký hợp đồng với nhiều hình thức ký số: OTP, USB Token, Chữ ký số HSM; ký hợp đồng nhanh chóng theo lô; tiết kiệm chi phí, thời gian; dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp; lưu trữ an toàn bảo mật; tra cứu, báo cáo nhanh chóng…

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT của EFY Việt Nam đã được rất nhiều các đơn vị lựa chon cho quy trình số hoá của mình: Vua Nệm, VuMedia, Gostream, Clever Group, Trí Nam Group, NFQ, CityNow…

Hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

Hình thức điện tử của hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp về thắc mắc công ty ký hợp đồng mua bán hàng hoà với cá nhân. Đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động ký kết hợp tác của doanh nghiệp.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

HaTT_TT

Tin tức liên quan