⚜️ Hợp Đồng Liên Doanh Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Liên Doanh Cập Nhật Mới Nhất
✔️ Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu hợp tác với một đối tác, doanh nghiệp khác tại Việt Nam để thành lập nên công ty liên doanh với các loại hình doanh nghiệp đa dạng thông qua việc các bên ký kết hợp đồng liên doanh. Vậy hợp đồng liên doanh là loại hợp đồng gì? Hợp đồng liên doanh được thực hiện trong những trường hợp nào?
Hợp đồng liên doanh là loại hợp đồng gì? Hợp đồng liên doanh được thực hiện trong những trường hợp nào?
Hợp đồng liên doanh là gì?
Hợp đồng liên doanh là hợp đồng mà trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ thỏa thuận với nhau về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn, do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
Việc hình thành công ty liên doanh thông qua việc ký kết hợp đồng kinh doanh thì Công ty liên doanh này sẽ tách ra khỏi doanh nghiệp của cả 2 bên liên doanh và hoạt động một cách độc lập, riêng biệt. Qua đó có thể đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán cũng như dễ dàng cho việc kiểm soát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài yếu tố hợp tác đầu tư thì mục đích chính của hợp đồng liên doanh là thỏa thuận thành lập pháp nhân doanh nghiệp để tiến hành tthực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Hợp đồng liên doanh là cơ sở để các bên ghi nhận các mục tiêu liên doanh, các hoạt động của doanh nghiệp liên doanh sau khi thành lập:
- Loại hình pháp nhân đầu tư (công ty cổ phần hoặc công ty TNHH), cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, các quyết định quan trọng của liên doanh;
- Loại dự án liên doanh;
- Tỷ lệ góp vốn và phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ của các bên đầu tư;
- Vi phạm hợp đồng, biện pháp xử lý, cơ chế giải quyết tranh chấp hoạt động đầu tư;
- Các vấn đề khác.
Trong Luật đầu tư 2005 tồn tại khái niệm “Hợp Đồng Liên Doanh” và đầu tư thành lập “Tổ Chức Kinh Tế Liên Doanh” là một hình thức đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, theo quy định Luật đầu tư 2020 thì đã không còn khái niệm “liên doanh” hay “doanh nghiệp liên doanh” nữa. Như vậy,chiện nay nhà đầu tư được đầu tư thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế và không gắn với khái niệm liên doanh như trước đây.
Việc sử dụng khái niệm liên doanh, hợp đồng liên doanh hiện nay quy định cũng không cấm, nó cũng không phản ánh bản chất riêng về một hình thức đầu tư đặc thù mà chỉ là khái niệm theo thông lệ nhằm thiết lập và xác định quan hệ đầu tư.
Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng liên doanh là hợp đồng hợp tác để thành lập doanh nghiệp đầu tư có tính chất liên doanh hay quan hệ liên doanh giữa các nhà đầu tư nhằm thực hiện dự án đầu tư hay công việc kinh doanh cụ thể.
Tên gọi khác của hợp đồng liên doanh
- Hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh.
- Hợp đồng doanh nghiệp liên doanh
- Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp đầu tư liên doanh
- Hợp đồng đầu tư kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác đầu tư
- Hợp đồng liên doanh đầu tư
Những điểm cơ bản của hợp đồng liên doanh
- Chủ thể liên doanh hợp tác: là các bên cam kết bỏ vốn đầu tư dự án liên doanh, tham gia thành lập công ty liên doanh (công ty TNHH hoặc công ty cổ phần).
- Mục tiêu liên doanh và dự án: là mục tiêu mà các bên hướng tới khi thành lập công ty liên doanh. Ví dụ như để thực hiện một dự án đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Thành lập pháp nhân liên doanh: tuyên bố, thỏa thuận thành lập pháp nhân liên doanh là doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức pháp lý mà các bên lựa chọn (công ty cổ phần, TNHH). Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có những quy định điều chỉnh riêng về vốn, thành lập, điều lệ, cơ cấu quản trị, hoạt động theo quy định của pháp luật và các bên phải tuân thủ các quy định đó.
- Vốn góp thành lập liên doanh – vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án liên doanh: là quy định, thỏa thuận và cam kết góp vốn điều lệ của mỗi bên để thành lập công ty liên doanh. Ngoài vốn điều lệ còn có vốn đầu tư do các bên cam kết góp hoặc huy động để thực hiện dự án đầu tư mục tiêu.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: quy định quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên nhằm thực hiện hợp đồng liên doanh, tiến tới thành lập công ty liên doanh và thực hiện dự án đầu tư trong tương lai. Việc phân định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên có thể dựa trên các lợi thế thực hiện của mỗi bên hoặc có thể căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên và do các bên thỏa thuận thực hiện.
- Phân chia lợi nhuận: quy định phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào DN liên doanh và thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty liên doanh.
- Cơ cấu tổ chức quản trị của công ty liên doanh: quy định cơ cấu tổ chức của công ty liên doanh, chỉ định nhân sự của mỗi bên vào các cơ quan quản lý, điều hành, quản trị của công ty liên doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chế độ tài chính, báo cáo và các vấn đề liên quan: quy định các chế độ tài chinh, kế toán, tiền tệ, kiểm toán, bảo hiểm áp dụng cho công ty và dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chấm dứt hợp đồng, hoạt động của công ty: quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng và chấm dứt hoạt động của công ty liên doanh, dự án đầu tư.
- Giải quyết tranh chấp vả bế tắc: quy định cơ chế tài phán giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, bế tắc phát sinh giữa các bên trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh và dự án đầu tư.
- Các quy định, thỏa thuận khác.
Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp nào?
Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài đó phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp hoặc theo như các thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ví dụ: Các ngành nghề kinh doanh, có đủ năng lực tài chính, có đủ tư cách pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức là nhà đầu tư, nội dung kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, …
- Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh trên có thể có hiệu lực.
- Trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, sau khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Mẫu hợp đồng liên doanh
Mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất bao gồm những phần nội dung cơ bản:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Thời gian, địa điểm xác lập hợp đồng
- Thông tin cơ bản về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
- Tên công ty
- Loại hình doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, chi nhánh và VPĐD của công ty
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Tổng số vốn pháp định và số vốn đầu tư của công ty
- Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty
- Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp liên doanh
- Tỷ lệ phân chia lỗ, lãi và trách nhiệm chịu rủi ro của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng
- Cách thức giải quyết nếu như có các tranh chấp xảy ra
- Các thỏa thuận khác (nếu có)
- Hiệu lực của hợp đồng
- Một số nội dung thỏa thuận khác…
- Ký tên, đóng dấu xác nhận đồng ý với những thỏa thuận trên của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Ví dụ:
Mẫu hợp đồng liên doanh
Áp dụng hình thức hợp đồng điện tử trong Hợp đồng liên doanh
Trong thời đại phát triển CNTT như hiện nay, các phương thức giao kết hợp đồng cũng dần được đổi mới từ hợp đồng giấy thông thường sang hợp đồng điện tử vì khả năng tiết kiệm thời gian, chi phí, sự kết nối và trao đổi dữ liệu nhanh chóng, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, việc gặp mặt trực tiếp đối tác là thực sự khó khăn. Vì thế, việc áp dụng hình thức điện tử trong hợp đồng liên doanh sẽ mang tới cho doanh nghiệp nhiều tối ưu. Việc ký kết hợp đồng liên doanh với các công ty ở nước ngoài cũng trở lên nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện.
Đặc biệt hình thức hợp đồng này đã được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý tương đưcng với hợp đồng giấy.
Theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật của hợp đồng và đảm bảo đầy đủ. Đây là giải pháp bảo mật, tiện ích hỗ trợ ký hợp đồng tức thì dù các bên đang ở đâu, bất cứ khi nào.
Hợp đồng liên doanh điện tử
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hợp đồng liên doanh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Có những loại hợp đồng điện tử nào? Các loại Hợp đồng điện tử thông dụng hiện nay
[THẮC MẮC] - Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
HaTT_TT