Hợp đồng BCC là gì? Những nội dung liên quan đến hợp đồng BCC
Trong hợp tác kinh doanh, hình hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong ký kết thỏa thuận hợp tác. Vậy hợp đồng BCC là gì? Quy định về Hợp đồng BCC ra sao. Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
1. Hợp đồng BCC là gì?
Hợp đồng BCC là gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020:
“Hợp đồng BCC - hợp đồng hợp tác kinh doanh - là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Hai bên hợp tác đầu tư kinh doanh dựa trên cam kết theo hợp đồng và không cần lập công ty. Số lượng chủ thể tham gia trong Hợp đồng BCC tùy thuộc vào quy mô dự án và nhu cầu của các nhà đầu tư. Trách nhiệm thực hiện hợp đồng có thể sẽ do một bên thực hiện hoặc cả 2 bên cùng thực hiện nhưng phải phù hợp với chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc của cả hai bên.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng sẽ được phép thỏa thuận về việc sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp dựa theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Hiện nay, mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC rất phổ biến và đang được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi đầu tư các dự án kinh doanh không yêu cầu pháp nhân. Các bên có thể chấm dứt hợp tác dựa trên những thỏa thuận đã định sẵn, thỏa mãn với tiêu chí hợp tác trong ngắn hạn với những dự án vận hành không cần đến pháp nhân.
2. Chủ thể của hợp đồng BCC?
Chủ thể của hình thức đầu tư trong hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm:
- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước (nhà đầu tư thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tư nhân), nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông
=> Mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể trong hợp đồng BCC. Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật sẽ có những điều chỉnh riêng đối với hợp đồng BCC là khác nhau. Cụ thể:
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước: Không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ cần thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài: Phải làm thủ tục đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC có thể thành lập ban điều phối chung thay vì thành lập công ty. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối sẽ do các bên tự thỏa thuận
3. Đặc điểm của hợp đồng BCC
Đặc điểm của hợp đồng BCC
- Về chủ thể, Hợp đồng BCC có nhiều chủ thểm tham gia vào một công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng Hợp đồng hướng đến là những thỏa thuận, cam kết sẽ thực hiện. Khi hợp tác kinh doanh, các bên buộc phải lập thành văn bản để có cơ sở pháp lý xác định rõ quyền và nghĩa vụ các bên. Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tuân thủ và thực hiện đúng theo các nội dung, quy định đã nêu trong Hợp đồng.
- Hợp đồng hợp tác mang bản chất là hợp đồng song vụ. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên căn cứ theo thỏa thuận và pháp luật quy định.
- Các bên giao kết phải đóng góp phần vốn góp, tài sản để thực hiện công việc theo thỏa thuận (Hợp đồng có đền bù). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, lợi nhuận thu được sẽ chia cho các bên theo thoả thuận, khi phát sinh thua lỗ các bên sẽ chịu dựa theo phạm vi đóng góp tài sản của mình.
- Khi tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên sẽ tồn tại và hoạt động độc lập theo vốn đầu tư của mình và tự chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của mình, không có/ không phải thành lập một pháp nhân chung.
4. Nội dung của hợp đồng BCC
Nội dung chính trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC bao gồm:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Các nội dung trên là các nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng BCC. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc thù thì các bên tham gia hợp đồng BCC có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác (cần đảm bảo các điều khoản không trái với quy định của pháp luật). Việc quy định ít hơn, nhiều hơn các nội dung nêu trên trong hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng vì đây các nội dung này không rơi vào một trong những nội dung làm hợp đồng vô hiệu (Điều 123 - 130 Bộ luật dân sự).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
5. Phân loại hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC được chia theo 2 loại dựa theo pháp luật về kế toán:
- BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát: Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình
- BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: Hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Phân loại hợp đồng BCC
Bên cạnh đó, cũng có thể chia hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC thành 2 loại dựa vào phân chia lợi nhuận:
- BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
- BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế
6. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Ưu điểm:
- Hợp đồng BCC không yêu cầu phải thành lập pháp nhân mới. Các bên không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một pháp nhân chung. Do đó giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn lức cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới.
- Khi ký hợp đồng BCC các bên hoạt động độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động.
- Giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới có thể nhanh chóng tiếp cận được thông tin thị trường dưới sự am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước.
Nhược điểm:
- Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm phục vụ cho Hợp đồng BCC tạo cảm giác không tin tưởng cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện và pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba.
- Các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận trong việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để phục vụ cho việc kí kết các hợp đồng với bên thứ 3. Nếu rủi ro xảy ra, trong trường hợp các bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký kết hợp đồng, thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại và phải chờ đợi giải quyết.
Trên đây là chi tiết các nội dung thông tin liên quan đến hợp đồng BCC là gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về loại hợp đồng mới này.
Các tìm kiếm liên quan đến Hợp đồng BCC là gì:
- ví dụ về hợp đồng bcc
- thủ tục đầu tư theo hợp đồng bcc
- hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì
- hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc là gì
- rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
- ban điều phối trong hợp đồng bc
7. Hướng dẫn cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh hợp đồng BCC
Hướng dẫn cách chia lợi nhuận khi hơp tác kinh doanh theo hình thức BCC
Với hình thức đầu tư hợp đồng BCC, các bên có thể linh hoạt chia lợi nhuận cho các thành viên khi hợp tác kinh doanh. Cụ thể cách chia lợi nhuận có thể tự do thỏa thuận dựa trên các yếu tố sau:
- Phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các thành viên: Tương đương với tỷ lệ góp vốn thì mỗi bên sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương tự.
- Chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn và trả lương: Mỗi bên tham gia hợp tác kinh doanh sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn và trả lương cho phần công sức mà họ đã bỏ ra.
- Chia lợi nhuận theo công sức mà các thành viên tham gia góp vốn bỏ ra: bên cạnh việc góp vốn, các bên tham gia còn đóng góp công sức, kỹ năng, thời gian thì có thể xem xét chia thêm lợi nhuận dựa trên mức độ đóng góp trên.
- Phân chia kết hợp góp vốn và công sức: Căn cứ theo tỷ lệ góp vốn và công sức bỏ ra để cân nhắc chia lợi nhuận. Ví dụ 80% lợi nhuận chia theo theo góp vốn và 20% lợi nhuận chia theo công sức.
- Phân chia lợi nhuận theo mục tiêu hoặc tùy từng dự án cụ thể: Nếu hợp tác trên nhiều dự án thì lợi nhuận có thể chia riêng từng dự án dựa trên sự góp vốn và góp công của mỗi bên cho dự án đó.
Tóm lai, việc chia lợi nhuân khi hợp tác kinh doanh dạng BCC là hoàn toàn tự nguyện, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Hợp Đồng Mua Bán Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
Có những loại hợp đồng điện tử nào? Các loại Hợp đồng điện tử thông dụng hiện nay
HopLTT