️Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Là Gì?

️ Hợp đồng dân sự cần đáp ứng các điều kiện về hiệu lực để có giá trị và được pháp luật công nhận. Nếu thiếu các điều kiện quy định, hợp đồng sẽ đương nhiên vô hiệu. Vậy điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là gì? Hãy cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu chi tiết dưới đây.

 

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là gì?

1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về chủ thể

Trước tiên, khi giao kết hợp đồng, các bên cần lưu ý điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về chủ thể. Đây là điều kiện quan trọng. Chủ thể của hợp đồng là những người tham gia ký kết, thực hiện các quyền/trách nhiệm trong hợp đồng. Đồng thời, chủ thể của hợp đồng cũng phải chịu các trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng.

Theo quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các bên chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hoặc tổ hợp tác. Tùy từng đối tượng mà quy định về năng lực hành vi dân sự của chủ thể sẽ có sự khác biệt.

- Đối với cá nhân:

+ Nếu là người chưa thành niên, từ đủ 6 tuổi – dưới 18 tuổi có 1 phần năng lực hành vi dân sự thì có thể xác lập, thực hiện hợp đồng khi có sự đồng ý của người giám hộ, trừ một số giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

+ Nếu là cá nhân từ đủ 15 tuổi – dưới 18 tuổi có tài sản riêng, đủ để thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định.

+ Nếu cá nhân dưới 6 tuổi thì sẽ không thể tự giao dịch mà phải thông qua người đại diện hợp pháp.

+ Ngoài ra, pháp luật cũng có các quy định với người bị tòa án tuyên bố mất tích/mất năng lực hành vi dân sự tại điều 22, 23 Bộ luật dân sự 2015.

- Đối với pháp nhân, hộ gia đình: pháp nhân và hộ gia đình được pháp luật xác định là chủ thể có năng lực mang tính chuyên biệt. Vì thế, pháp nhân có thể thực hiện, xác lập các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi, lĩnh vực hoạt động của pháp nhân đó. Theo quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, việc giao kết phải được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.

Các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự

2. Điều kiện về nội dung, mục đích của hợp đồng

Khi nhắc tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, chắc chắn không thể bỏ qua điều kiện về nội dung, mục đích của hợp đồng dân sự. Theo quy định, hợp đồng được tự do thỏa thuận và cam kết, theo ý chí của các bên. Tuy nhiên, hợp đồng phải bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, các bên sẽ bị hạn chế một số quyền tự do khi thiết lập hợp đồng. Cụ thể: mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không được vi phạm các quy định, điều cấm của pháp luật. Nội dung của hợp đồng phải tuân theo quy chuẩn về đạo đức, không trái với đạo đức xã hội. Đây là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cực kỳ quan trọng.

Các bên cần lưu ý, nội dung của hợp đồng là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi giao dịch. Tuy nhiên, lợi ích này phải hợp pháp, không trái quy định của pháp luật. Chẳng hạn như với hợp đồng mua bán tài sản, mục đích của bên mua là mua được tài sản để phục vụ nhu cầu sản xuất/kinh doanh, mục đích của bên bán là bán được tài sản, thu tiền và lợi nhuận. Tài sản được thỏa thuận trong hợp đồng phải là các mặt hàng được pháp luật cho phép, không là các mặt hàng bị cấm.

Thông thường, nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản như đối tượng, mục đích giao kết, phương thức, thời hạn thanh toán, quyền/nghĩa vụ của các bên… Trong tất cả các điều khoản trên, bất kỳ điều khoản nào vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì toàn bộ hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu.

Các bên tự nguyện giao kết, xác lập hợp đồng

Để hợp đồng có hiệu lực, hợp đồng dân sự phải được xác lập dựa trên sự tự nguyện của tất cả các bên tham gia giao kết. Đây là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thường bị nhiều người bỏ qua. Hiểu một cách đơn giản, việc tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định có tham gia giao kết hợp đồng hay không. Việc quyết định không được chịu sự chi phối hay tác động nào từ phía những người khác.

Nội dung hợp đồng phải tuân thủ pháp luật, không trái đạo đức xã hội

3. Các trường hợp hợp đồng dân sự bị vô hiệu

hợp đồng dân sự bị vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng dân sự bị vô hiệu theo quy định

Nếu vi phạm một trong số các quy định sau, hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu:

a) Nội dung của hợp đồng dân sự vi phạm các điều luật cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

b) Hợp đồng dân sự giả tạo, lừa đảo;

c) Hợp đồng dân sự do một trong hai bên là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trừ các trường hợp:

- Người ký là người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự;

- Hợp đồng chỉ phát sinh quyền hoặc chỉ miễn nghĩ vụ cho người chưa thành niên, người mất hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, hành vi;

- Hợp đồng dân sự được xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi người ký thành niên hoặc đã khôi phục hành vi dân sự.

c) Một số hợp đồng được lập ra do sự nhầm lẫn

- Mục đích giao kết hợp đồng đã được thực hiện;

- Các bên có thể khắc phục được ngay sự nhầm lẫn làm cho mục đích giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

d) Hợp đồng được lập do sự lừa dối, đe họa hay cưỡng ép;

e) Hình thức của hợp đồng dân sự không tuân thủ theo các quy tắc được quy định;

f) Hợp đồng có một trong các bên là đối tượng không thể thực hiện được nội dung, điều khoản

Khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên cần lưu ý điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để không vi phạm, ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng. Đặc biệt, khi chuẩn bị nội dung, các bên cần lưu ý các quy định để không giao kết các nội dung bị pháp luật cấm hoặc trái với đạo đức xã hội.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Cập nhật báo giá hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT {mới nhất năm 2021}

Giải đáp đầy đủ về hiệu lực của hợp đồng điện tử

[CẬP NHẬT] - Các loại hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay

MinhNH

Tin tức liên quan