✅ [CẬP NHẬT] - Các Loại Hợp Đồng Dân Sự Thông Dụng Hiện Nay

♨️Hợp đồng dân sự ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Có đa dạng của các loại hợp đông dân sự tuỳ thuộc vào những đậc trưng riêng biệt. Dưới đây, EFY-eCONTRACT sẽ thông tin đến bạn các loại hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Các loại hợp đồng dân sự

Các loại hợp đồng dân sự

Các loại hợp đồng dân sự 

* Phân theo mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự

1. Hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.

Việc xác định quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể trong hợp đồng dân sự được bắt đầu tử thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Vì vậy, có những hợp đồng mà thực chất hai bên đều phải thực hiện cho nhau một lợi ích vật chất nhưng vẫn được coi là hợp đồng đơn vụ. Ví dụ như hợp đồng cho vay tiền.

Hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên chủ thể có nghĩa vụ, nên nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức viết thì các bên chỉ cần lập một bản và giao cho người có quyền dân sự trong hợp đồng giữ văn bản hợp đồng.

2. Hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Khi hợp đồng song vụ được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng. Cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực.

* Phân theo sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng

Các loại hợp đồng dân sự

Các loại hợp đồng dân sự phân theo sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng

1. Hợp đồng chính

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác

Các hợp đồng chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết.

2. Hợp đồng phụ

Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính

Các hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, về nội dung, về hình thức ... Mặt khác, dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện nói trên nhưng hợp đồng vẫn không có hiệu lực nếu hợp đồng chính (hợp đồng mà nó phụ thuộc) bị coi là không có hiệu lực.

Ví dụ: Hợp đồng cầm có không có hiệu lực khi hợp đồng cho vay không có hiệu lực.

* Phân theo tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể

1. Hợp đồng đền bù

Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bêh kia một lợi ích tương ứng.

Đa phần các hợp đồng dân sự là hợp đồng có đền bù. Tính chất đền bù trong hợp đồng được các bên áp dụng để thực hiện việc trao đối với nhau các lợi ích vật chất. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ bên này hưởng lợi ích vật chất thì bên kia cũng hưởng lợi ích vật chất mới được coi là "đền bù tương ứng". Do nhu cầu đa dạng, các bên có thể thoả thuận để giao kết những hợp đồng mà trong đó một bên hưởng lợi ích vật chất nhưng bên kia lại hưởng một lợi ích thuộc về nhu cầu tinh thần, cần xác định rằng, các hợp đồng mang tính chất đền bù đa phần là hợp đồng song vụ cũng như đa phần các hợp đồng song vụ đều mang tính đền bù. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng dù mang tính chất đền bù nhưng lại là hợp đồng đơn vụ như hợp đồng cho vay có lãi mà hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm bên vay đã nhận tiền. Mặt khác, có nhiều hợp đồng song vụ nhưng không mang tính chất đền bù như hợp đồng gửi giữ không có thù lao.

2. Hợp đồng không có đền bù

Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên cạnh việc sử dụng hợp đồng làm phương tiện để trao đổi những lợi ích, các chủ thể còn dùng nó làm phương tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, hợp đồng không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa các chủ thể.

Có thể nói rằng nếu tiền đề của hợp đồng có đền bù là những lợi ích (mà đa phần là lợi ích vật chất) thì tiền đề của hợp đồng không có đền bù là mối quan hệ tình cảm sẵn có giưa các chủ thể. Đây là một loại hợp đồng dân sự mà tính chất của nó đã vượt ra ngoài tính chất của quy luật giá trị bởi sự chi phối của yếu tố tình cảm. Trên cơ sở tình cảm, các bên thiết lập các hợp đồng không có đền bù để giúp đỡ nhau. Do đó, trong quá trình giao kết loại hợp đồng này dù đã hứa hẹn (đã có sự thống nhất ý chí) nhưng việc chấp nhận đề nghị không mang tính chất ràng buộc đối với bên được đề nghị. Vì vậy, đối với hợp đồng tặng cho tài sản, pháp luật đã quy định có hiệu lực khi các bên đã thực tế trao cho nhau đối tượng tặng cho hoặc đã hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.

* Phân theo thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng

Các loại hợp đồng dân sựCác loại hợp đồng dân sự phân theo thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng ưng thuận

Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thoả thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong trường hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhưng đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.

2. Hợp đồng thực tế

Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

* Hợp đồng có điều kiện

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Tuy nhiên, sự kiện mà các bên thoả thuận chỉ được coi là điều kiện để hợp đồng được thực hiện hoặc được chẩm dứt khi sự kiện đó đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Các sự kiện đó phải mang tính khách quan. Đòi hỏi việc các sự kiện nói trên có xuất hiện hay không, hoàn toàn nằm ngoài ý chí của các chủ thể, đồng thời phải là một tình tiết trong tương lai (chỉ xuất hiện sau khi hợp đồng đã được giao kết).

- Nếu điều kiện đó là một công việc phải làm thì phải là những công việc có thể thực hiện được.

- Sự kiện mà các bên chủ thể thoả thuận phải phù hợp với pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.

* Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Trong thực tế có những trường hợp người thử ba không trực tiếp tham gia vào hợp đồng với tư cách chủ thể nhưng họ có quyền đối với bên có nghĩa vụ. Bởi vì các bên tham gia đã thoả thuận bên có nghĩa vụ phải thực hiên các nghĩa vụ cho người thứ ba. Việc thoả thuận này có thể trực tiếp hoặc được coi là mặc nhiên do tính chất của hợp đồng quy định.

Ví dụ: Hợp đồng chuyển bưu phẩm, chuyển tiền qua bưu điện.

* Hợp đồng hốn hợp

Vì hợp đồng dân sự hết sức đa dạng, nên luật pháp không thể dự liệu được toàn bộ các hợp đồng có thể xảy ra mà chỉ có thể quy định một số hợp đồng thường gặp nhất trong cuộc sống. Việc giao kết hợp đồng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của đời sống dân sự đã vượt ra ngoài sự dự liệu của pháp luật. Các chủ thể có thể giao kết những hợp đồng dân sự mà pháp luật chưa quy định cụ thể, miễn là nội dung của nó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Những Trường hợp mà các bên giao kết một hợp đồng nhưng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự mà hai hay nhiều hợp đồng khác đã quy định vẫn được pháp luật thừa nhận.

Có thể khái quát về hợp đồng hỗn hợp như sau: Là những hợp đồng mà khi kí kết, cùng một lúc làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ dân sự vốn là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác.

Như vậy, EFY-eCONTRACT đã thông tin đến bạn các loại hợp đồng dân sự. Tuỳ thuộc vào từng đặc trưng của từng loại hợp đồng người ta phân loại hợp đồng dân sự thành nhiều loại khác nhau. Mọi người cần chú ý vào nội dung , đặc điểm hợp đồng để phân loại cho đúng.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Có những hình thức hợp đồng nào? Các hình thức hợp đồng hợp pháp hiện nay

Hợp đồng song vụ là gì? Các quy định đối với hợp đồng song vụ

[THẮC MẮC] - Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

HaTT_TT

Tin tức liên quan