✅ Đề Nghị Giao Kết Hợp Đồng Là Gì? Giá Trị Pháp Lý Và Các Quy Định Pháp Luật Liên Quan
Đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố quan trọng được rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong những nội dung quan trọng khi thực hiện hợp đồng. Vậy đề nghị giao kết là gì? Nguyên tắc, trình tự đề nghị giao kết hợp đồng ra sao? Hãy cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là việc cá bên giao kết thể hiện ý chí, nguyện vọng với nhau, thông qua các nguyên tắc, trình tự theo quy định của pháp luật. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định của pháp luật, người đề nghị giao kết hợp đồng, hay còn gọi là người thể hiện mong muốn trước tiên sẽ đề xuất các nội dung có trong hợp đồng. Trong đó có các nội dung như đối tượng, giá cả, phương thức/ thời hạn thanh toán…
Sau khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải chịu trách nhiệm với những nội dung mà mình đưa ra. Đồng thời, người thực hiện đề nghị không được thay đổi các nội dung nếu đề nghị đã được bên còn lại chấp nhận. Trong trường hợp bên đưa ra đề nghị có thời hạn trả lời, thì bên nhận đề nghị cần thực hiện trả lời trong thời hạn đó. Trong thời gian chờ bên nhận đề nghị trả lời, bên đề nghị không được gửi lời đề nghị cho bên thứ 3 giao kết hợp đồng với một đối tượng đã được xác định.
Nếu người nhận đề nghị không đồng ý với đề nghị giao kết do người đề nghị gửi, người nhận đề nghị sẽ lập một đề nghị mới. Để hiểu rõ hơn về đề nghị giao kết hợp đồng, hãy cùng tìm hiểu quy định về trình tự vầ nguyên tắc giao kết.
Sau khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải chịu trách nhiệm với những nội dung mà mình đưa ra.
Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 điều 390 Bộ luật dân sự: “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”.
Theo quy định này, đề nghị giao kết sẽ gồm 3 yếu tố:
- Đề nghị giao kết thể hiện được rõ ràng ý định giao kết hợp đồng
- Thể hiện được ý chí của bên đề nghị giao kết, thể hiện sự rằng bên đề nghị muốn được rằng buộc khi bên nhận được đề nghị chấp nhận đề nghị.
- Đề nghị giao kết phải được gửi tới một đối tượng được xác định cụ thể.
Vậy thế nào là một đề nghị thể hiện được ý định giao kết hợp đồng? Tùy vào từng loại hợp đồng mà đề nghị sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như với hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đề nghị giao kết cần ghi rõ giá cả, đối tượng hàng hóa. Đề nghị giao kết cần liệt kê những nội dung thiết yếu của hợp đồng, tương ứng với đối tượng giao kết của hợp đồng.
Ngoài ra, làm thế nào để xác định được ý chí của người đề nghị giao kết hợp đồng và biết rằng người đó “mong muốn bị rằng buộc bởi lời đề nghị đó”? Pháp luật hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Thông thường, để xem người đề nghị giao kết có mong muốn rằng buộc hay không, người ta có thể thông qua cách trình bày đề nghị, nội dung của đề nghị. Từ đó xem rằng người đề nghị có mong muốn hay không. Do đó, đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì việc xem xét thể hiện mong muốn càng rõ ràng.
Thế nào là một đề nghị thể hiện được ý định giao kết hợp đồng?
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên còn lại chấp nhận 1 phần hoặc toàn bộ nội dung đề nghị giao kết. Chấp thuận đề nghị giao kết có thể thực hiện thông qua các hình thức như sự im lặng, thói quen xác lập của các bên.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, nếu các bên không có thỏa thuận, đề nghị giao kết hợp đồng cần được trả lời trong một “thời gian hợp lý”. Trong trường hợp các bên có ấn định thời gian tại đề nghị giao kết hợp đồng thì các bên cần tuân thủ thời gian được quy định.
Chấp thuận toàn bộ
Đây là hình thức người nhận được đề nghị chấp thuận toàn bộ nội dung của người đề nghị giao kết. Khi chấp thuận toàn bộ, người đề nghị phải chấp thuận tuyệt đối và vô điều kiện nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cuối cùng. Điều này đồng nghĩa với việc, bên được đề nghị sẽ không thể đưa ra bất cứ sửa đổi hoặc bổ sung nào. Nếu bên nhận đề nghị muốn đưa ra sửa đổi hoặc bổ sung với đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thì đó sẽ được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng mới.
Hợp đồng dân sự chỉ được chính thức giao kết khi bên nhận được bên còn lại chấp nhận toàn bộ và trọn vẹn các nội dung của bên đề nghị giao kết. Đồng thời, bên nhận đề nghị không đưa ra bất cứ sửa đổi hay bổ sung nào khác nữa.
Sự im lặng
Theo quy định hiện hành, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được chấp thuận thông qua 3 hình thức:
- Văn bản
- Lời nói
- Hành động
Do đó, chấp nhận đề nghị giao kết thông qua sự im lặng không đương nhiêu được hiểu là chấp nhận. Trừ khi các bên có thỏa thuận từ trước hoặc do thói quen đã được các bên xác lập từ trước. Các bên cần cân nhắc kỹ về trường hợp này khi lựa chọn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng sự im lặng trên thực tế.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên còn lại chấp nhận 1 phần hoặc toàn bộ nội dung đề nghị giao kết.
Thời hạn trả lời
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, bên đề nghị có thể được ấn định thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng. Khi các bên có thỏa thuận về đề nghị giao kết, việc trả lời chấp nhận sẽ chỉ có hiệu lực khi bên nhận đề nghị thực hiện trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết không ấn định thời hạn trả lời, thì việc chấp nhận có hiệu lực trong “thời hạn hợp lý”. Cụ thể: thời hạn hợp lý sẽ được xác định dựa theo từng trường hợp, từng tình huống cụ thể. Đồng thời, thời hạn này cũng sẽ phụ thuộc vào tốc độ phương tiện thông tin được các bên sử dụng.
Thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết
Thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về sự im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết thì thời điểm chấp nhận là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Đề nghị giao kết hợp đồng là một nội dung quan trọng khi các bên giao kết hợp đồng dân sự. Vì thế, các bên cần lưu ý các quy định của pháp luật để thực hiện đúng, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thỏa thuận, giao kết hợp đồng.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
Khi nào huỷ bỏ hợp đồng đã ký? Các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng cần lưu ý
[THẮC MẮC] - Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
MinhNH