Chứng thư số là gì? Lợi ích khi sử dụng chứng thư số
Chứng thư số là một trong các công cụ điện tử quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực kế toán thuế. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu chứng thư số là gì và những lợi ích khi sử dụng chứng thư số.
1. Chứng thư số là gì?
Hiểu rõ về chứng thư số theo quy định
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số được định nghĩa là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nhằm cung cấp thông tin định danh cho một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Thông qua chứng thực số, các bên có thể xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Chứng thư số có tác dụng như một hộ chiếu thông minh nhằm cung cấp thông tin nhận dạng và chống giả mạo. Đây là một dạng tài liệu nhằm nhận dạng điện tử và cho phép các chủ thể trao đổi thông tin một cách an toàn qua Internet.
Chứng thư số còn được gọi là chứng chỉ Khóa công khai, chứa tên của chủ sở hữu, số sê-ri, thời hạn hiệu lực và bản sao khóa công khai của chủ thể. Chứng chỉ Khóa công khai được xem là chính hãng và hợp lệ nếu nó được ký bằng chứng chỉ gốc thuộc cơ quan phát hành.
Chủ thể chứng thư số là gì?
Từ khái niệm chứng thư số, có thể hiểu chủ thể chứng thư số là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu và sử dụng để xác nhận người ký chữ ký số, thông qua sử dụng khóa bí mật tương ứng.
2. Lợi ích của chứng thư số
Những lợi ích khi sử dụng chứng thư số
Tính bảo mật cao: Chứng thư số mã hóa thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài nhằm ngăn sự tấn công truy cập hay đánh cắp thông tin, dữ liệu nhạy cảm.
Tính linh hoạt: Chứng chỉ Khóa công khai cung cấp chất lượng mã hóa cho các doanh nghiệp ở mọi hình dạng và quy mô như nhau, từ đó tăng khả năng mở rộng, dễ dàng được cấp, thu hồi hoặc gia hạn trong vài giây. Chứng thư số được sử dụng để bảo mật thiết bị của người dùng và được quản lý thông qua nền tảng tập trung.
Tính xác minh: Chứng thư số giúp đảm bảo tính xác thực của các giao dịch trực tiếp và đảm bảo tin nhắn, thông tin sẽ luôn đến đúng tay người nhận được chỉ định.
Độ tin cậy: Các cơ quan đáng tin cậy mới được phép cấp chứng chỉ số. Để có chứng chỉ số đòi hỏi cơ quan cấp phải được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo bảo mật thông tin và không bị giả mạo bởi các tổ chức lừa đảo khác.
3. Cách sử dụng chứng thư số
Hướng dẫn sử dụng chứng thư số
Chứng thư số nhúng chíp kết nối với người bán với ngân hàng được sử dụng trong thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Chứng chỉ Khóa công khai đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách an toàn và xác thực.
Chứng thư số được các công ty thanh toán kỹ thuật số sử dụng để xác thực máy rút tiền tự động và các thiết bị bán hàng tại cửa hàng/cơ quan với một máy chủ trung tâm trong trung tâm dữ liệu.
Chứng chỉ được sử dụng website để xác thực tên miền, đảm bảo độ tin cậy và xác thực. Và sử dụng trong email an toàn để xác định định danh thông tin và ký tài liệu điện tử. Chủ thế ký điện tử thông qua email và các bên xác minh CKS.
Thời hạn sử dụng chứng thư số
Theo Luật Giao dịch điện tử quy định tại Điều 59 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, thời hạn sử dụng của chứng thư số là thời gian mà chứng chỉ có hiệu lực khi thực hiện ký hợp đồng, tài liệu hay văn bản.
4. Phân biệt chứng thư số và chữ ký số
Phân biệt chứng thư số và chữ ký số (CKS)
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn đang nhầm lẫn chứng thư số và chữ ký số. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và được sử dụng với mục đích khác nhau. Và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Chứng thư số là chứng chỉ được cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trước rồi mới cấp chữ ký số. Chữ ký số được tạo ra ngay trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số mới được coi là an toàn.
Chứng thư số được sử dụng để giúp các đối tác của chủ thể sử dụng chữ ký số chứng minh thông tin định danh.
Như vậy, có thể hiểu thì chữ ký số là Khóa bí mật và chứng thư số là Khóa công khai. Chỉ khi kết hợp cả hai khóa này lại thì chữ ký số Token mới hợp lệ và được cấp nhận.
Bên cạnh đó, chữ ký số được coi là chữ ký điện tử đảm an toàn nếu được tạo lập trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu thực. Đồng thời, chữ ký số có thể kiểm tra được bằng Khóa công khai hay chứng thư số.
5. Quy định nội dung của chứng thư số
Đảm bảo nội dung của chứng thư số theo quy định
Chứng chỉ Khóa công khai được cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp phải đầy đủ các nội dung sau:
- Tên của tổ chức, cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực CKS;
- Tên của chủ thể;
- Số hiệu chứng thư số;
- Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;
- Khóa công khai của chủ thể;
- CKS của tổ chứng cung cấp;
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng;
- Hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp;
- Thuật toán mật mã
- Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chứng thư số phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung, thông tin theo quy định của Nhà nước mới có cơ sở pháp lý.
Trên đây là nội dung liên quan đến chứng thư số và lợi ích của chứng thư số. Thông qua bài viết hy vọng bạn đọc đã nắm rõ các quy định liên quan đến chứng thư số và cách phân biệt chứng thư số với chữ ký số. Vừa qua, EFY-eCONTRACT đã nhận giấy phép Chứng thực hợp đồng dịch vụ CeCA được cấp bởi Bộ Công thương. Mọi thắc mắc liên quan đến chứng thực hợp đồng điện tử vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Công chứng và chứng thực là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực chính xác nhất
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam
ThuongNTH