Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam

I. Thông tin giới thiệu về thương nhân, tổ chức

Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam thành lập từ năm 2007 với bề dày thành tích triển khai các giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh cũng như hoạt động của các Doanh nghiệp, tổ chức trong cả nước.

Thế mạnh

- 160+ nhân viên 100% là cử nhân kinh tế và kỹ sư CNTT năng động, tâm huyết với trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu nghiệp vụ và chuyên sâu trong từng lĩnh vực, giàu kinh nghiệm.

- 100+ đại lý và 500+ CTV rộng khắp 63/63 tỉnh thành

- 160.000+ khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ. Bao gồm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Giải pháp doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội điện tử, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Hợp đồng điện tử….

- Cung cấp các sản phẩm, giải pháp trong lĩnh vực Chính phủ điện tử

- Hệ thống thiết bị phần cứng, hạ tầng CNTT

- Chỉnh lý và số hóa tài liệu lưu trữ

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực BHXH, tài chính kế toán

II. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Căn cứ theo Điều 20a của Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:

Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website

1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ;

- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp các thông tin, hồ sơ theo quy định

- Xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật hợp đồng điện tử kết nối nối và duy trì bảo đảm liên tục, an ninh, an toàn và theo đúng quy định về tiêu chuẩn kết nối của bên sử dụng dịch vụ

- Chịu trách nhiệm khởi tạo, quản lý hợp đồng điện tử đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005;

- Định kỳ tối ưu, cập nhật hệ thống, xây dựng hệ thống đa nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hợp đồng điện tử của người sử dụng;

- Đảm bảo, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, xác định nguồn gốc, tính không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực;

- Thông báo và yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cập nhật các quy định mới về các mẫu, khuôn dạng chuẩn liên quan đến hợp đồng điện tử khi có thay đổi.

- Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hợp đồng;

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo việc triển khai, vận hành, xử lý sự cố phát sinh diễn ra đúng luật, đúng quy định, bảo vệ quyền lợi các chủ thể ký hợp đồng điện tử

- Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực

- Công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;

- Kết nối với Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo yêu cầu.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ;

- Được kết nối với Cổng giao dịch điện tử của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử để thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử.

- Được cung cấp các mẫu, khuôn dạng hợp đồng chuẩn để thực hiện hoạt động về giao kết hợp đồng điện tử.

- Được hỗ trợ để giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ hợp đồng phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

- Được yêu cần bên cung cấp dịch vụ chấp nhận việc sử dụng chữ ký số của bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số nào khi thực hiện dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

- Được từ chối cung cấp dịch vụ đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử không đủ điều kiện tham gia hoặc vi phạm hợp đồng đã ký phù hợp với quy định của pháp luật.

- Được chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin theo quy định cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

- Chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp, xác thực của hợp đồng điện tử mà mình yêu cầu chứng thực theo quy định.

- Đối với hợp đồng đã được chứng thực đúng quy định, trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

3. Mô tả phương thức và quy trình thực hiện hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử

a, Phương thức:

Sử dụng các phương thức: Chữ ký số USB Token, chữ ký số từ xa, an toàn, bảo mật CKS (Cyber HSM) cloud sử dụng trên đa nền tảng (desktop, laptop, mobile), tạo ra trên tệp (file) word, excel, PDF bằng các thủ thuật máy tính, ứng dụng…nhằm xác minh danh tính người ký và chứng minh sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.

b, Quy trình thực hiện:

Việc chứng thực hợp đồng được thực hiện nhanh qua 03 bước gồm:

- Bên A ký (tạo hợp đồng; duyệt và ký theo quy trình; tự động gửi email)

- Chuyển bên B ký (nhận link hợp đồng; tra cứu hợp đồng; ký số hợp đồng)

- Hoàn thành (kiểm tra, xác thực hợp đồng đã ký; chia sẻ, phân phối).

4. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

- Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử gây thiệt hại đến quyền lợi của bên kia hoặc bên thứ 3 có liên quan thì có trách nhiệm khắc phục và bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Mức phạt do bên sử dụng dịch vụ đưa ra căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và việc khắc phục hậu quả của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

5. Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Điều 44. Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử (Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005)

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc quyền kiểm soát của mình; trường hợp gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin làm thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm cản trở hoặc gây phương hại đến việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử.

Điều 45. Bảo vệ thông điệp dữ liệu (Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005)

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Điều 46. Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử (Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005)

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 45 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP)

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 9 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2020), quy định trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực như sau:

- Khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính để đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản chính được sử dụng để chứng thực bản sao. Bản chính phải bảo đảm về nội dung và hình thức mà cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc xác nhận

- Đối với hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực đúng quy định, trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

- Theo quy định trên, nếu hợp đồng đã được chứng thực đúng quy định mà phát sinh tranh chấp thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

7. Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động

Điểm c khoản 1 Điều 92 BLTTDS về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh:

- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử

- Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.

- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.

- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.

Điều 50. Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử

- Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch (Điều 35 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc làm giả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 nêu trên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên;

+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên.

- Xử lý vi phạm (Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP)

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

+ Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan