Công chứng và chứng thực là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực chính xác nhất
Công chứng và chứng thực là hoạt động thường được thực hiện khi giao kết hợp đồng hay xử lý các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt chính xác công chứng và chứng thực. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu cách phân biệt công chứng và chứng thực theo đúng quy định.
1. Khái niệm công chứng và chứng thực
Định nghĩa công chứng và chứng thực theo quy định
Công chứng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính hợp pháp và xác thực của hợp đồng hay các giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Và đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài chuyển sang tiếng Việt (hoặc ngược lại) mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực là việc các cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hay dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
2. Phân biệt công chứng và chứng thực theo đúng quy định
Cách phân biệt hoạt động công chứng và chứng thực
2.1. Điểm giống nhau
Công chứng và chứng thực phải đảm bảo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức được cấp phép phải đảm bảo khách quan, trung thực, không vì lợi ích cá nhân và ảnh hưởng đến mối quan hệ bên thứ ba.
Các tổ chức được cấp phép công chứng, chứng thực phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực. Đảm bảo tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề.
2.2. Điểm khác biệt
Tiêu chí |
Công chứng |
Chứng thực |
Khái niệm |
Công chứng là việc một công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng: - Chứng nhận tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. - Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. |
Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính, bản gốc ...để chứng thực giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. - Có 4 hoạt động chứng thực sau: + Cấp bản sao từ sổ gốc + Chứng thực bản sao từ bản chính + Chứng thực chữ ký + Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Bản chất |
- Bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch. Chú trọng về cả hình thức và nội dung và công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó. - Mang tính pháp lý cao hơn |
Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức và không đề cập đến nội dung. |
Đặc điểm |
- Công chứng là thuộc hành vi của Công chứng viên. - Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác). - Có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp). - Được nhà nước thực hiện quản lý. - Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật. - Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch. |
- Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người. - Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. - Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý. - Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung. |
Thẩm quyền |
- Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng. - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
|
- Phòng Tư pháp cấp huyện. - Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. - Công chứng viên. |
Cơ sở pháp lý |
Luật Công chứng |
Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
3. Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Tính pháp lý của công chứng và chứng thực
3.1. Giá trị pháp lý của công chứng hợp đồng, giao dịch
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện theo đúng thỏa thuận thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác).
Hợp đồng và giao dịch sau khi được công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, điều khoản, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ, văn bản được dịch.
3.2. Giá trị pháp lý của chứng thực hợp đồng, giao dịch
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 23, văn bản được chứng thực theo quy định có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên liên quan.
Các bản sao được cấp từ văn bản gốc có giá trị sử dụng tương tương bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bảo sao chứng thực được dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu đã ký và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của văn bản.
4. Giải quyết tranh chấp trong quá trình công chứng, chứng thực
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp trong công chứng và chứng thực
Trong hoạt động công chứng và chứng thực hòa giải được xem là phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí của các bên. Việc hòa giải sẽ đưa ra được một phương án chung và nhận được sự thống nhất giữa cá nhân và văn phòng công chứng.
Trong trường hợp trung tâm hòa giải không đưa ra được phương án chung hoặc không nhận được sự thống nhất thì có thể tiến tới phương thức khởi kiện ra Tòa. Đây là phương án giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan Tòa án để tiến hành tố tụng và giải quyết tranh chấp.
Trên đây là nội dung liên quan đến cách phân biệt công chứng và chứng thực hợp đồng. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã sở hữu được những kiến thức hữu ích liên quan đến các giấy tờ, thủ tục giao dịch, hành chính.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Tìm hiểu về các loại Hợp đồng điện tử thông dụng hiện nay
Khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng điện tử - Kiến thức mọi người cần nắm vững
ThuongNTH