Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc, thủ tục thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng thường được sử dụng khi các bên thực hiện xong hợp đồng. Vậy pháp luật quy định về thanh lý hợp đồng thế nào? Điều kiện, nguyên tắc, thủ tục thanh lý hợp đồng ra sao? Dưới đây Hợp đồng điện tử EFY sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nội dung này.

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc, thủ tục thanh lý hợp đồng

1. Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất, những nội dung chưa được hoàn tất và xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà 2 bên đã ký kết.

Hợp đồng được Thanh lý trong những trường hợp nào?

Hợp đồng có thể thanh lý trong các trường hợp sau đây:

- Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng yêu cầu, điều khoản, tiến độ của 2 bên;

- Dựa theo thỏa thuận của các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;

- Chủ thể giao kết hợp đồng mất/ pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại (hợp đồng do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện);

- Hợp đồng bị hủy bỏ/ bị đơn phương chấm dứt thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;

- Đối tượng của hợp đồng không còn nữa khiến hợp đồng không thể thực hiện;

- Hợp đồng chấm dứt do thay đổi cơ bản về hoàn cảnh;

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện theo nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân, trong đó luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, đảm bảo là không trái quy định của pháp luật được quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”

3. Thủ tục thanh lý hợp đồng như thế nào?

Nguyên tắc thanh lý hợp đồngThủ tục thanh lý hợp đồng

Thủ tục thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về việc thanh lý/ chấm dứt hợp đồng

Thanh lý/ chấm dứt hợp đồng khi có sự đồng nhất của các bên thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị ràng buộc về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.

Bước 2: Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên

Khi một bên trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng sẽ cần:

- Gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

- Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần thực hiện theo quy định tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

Khi thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên soạn thảo hợp đồng cần chú ý những nội dung sau:

+ Khi thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng và các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết bởi biên bản thanh lý hợp đồng thường không bao giờ đi một mình mà nó được lập trên cơ sở một hợp đồng khác. Những căn cứ này rất quan trọng trong việc xác định vì sao hợp đồng lại chấm dứt. Việc thanh lý cần phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.

+ Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, quy trình thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán của các bên và dựa vào đó 2 bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;

+ Trong hợp đồng thanh lý cần nêu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ vẫn còn hiệu lực sau khi 2 bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực này phải kéo dài cho đến thời gian mà các bên thỏa thuận trước đó.

Với trường hợp các bên chấm dứt hợp đồng do phương tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.

Khi các bên thực hiện thanh lý Hợp Đồng thì biên bản thanh lý này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên sẽ không còn bất kỳ quyền hạn, trách nhiệm gì liên quan đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản.

4. Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng không?

Không bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng phải lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Ngoài ra, nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng cũng hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận, dựa trên tinh thần tự nguyện và không trái với quy định pháp luật.

Nếu không muốn làm biên bản thanh lý hợp đồng thì các bên có thể tự thêm nội dung hợp đồng tự đông thanh lý khi hoàn thành.

Ví dụ:

- Sau khi 2 bên hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình và không có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng các bên sẽ tự động thanh lý

- Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng thì hợp đồng này sẽ tự động thanh lý.

5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng có hậu quả pháp lý như thế nào?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng

Căn cứ theo quy định tại Điều 427, Bộ luật Dân sự 2015, khi một bên đơn Phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ gây ra hậu quả pháp lý như sau:

- Hợp đồng không còn hiệu lực kể từ thời điểm gia kết, các bên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng cũng như bồi thường thiệt hại hay giải quyết tranh chấp.

- Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong hợp đồng

- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ sẽ được bồi thường

- Giải quyết hậu quả hơp đồng vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân

- Trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng

6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng chung nhất

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chung nhất

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Nguyên tắc thanh lý hợp đồngNguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền

Nguyên tắc thanh lý hợp đồngNguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới

Nguyên tắc thanh lý hợp đồngNguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng môi giới

Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồngNguyên tắc thanh lý hợp đồng

=> Tải về mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng

Trên đây là chi tiết về nguyên tắc thanh lý hợp đồng và các nội dung liên quan đến thanh lý hợp đồng mà chọn hàng chuẩn muốn chia sẻ với mọi người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Quy Định Về Nội Dung Của Hợp Đồng Điện Tử

Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract? Ưu Điểm Vượt Trội Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

[Hợp Đồng Điện Tử] Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành {Cập nhập Mới Nhất}

HaTT

Tin tức liên quan