✔ Quy Định Về Nội Dung Của Hợp Đồng Điện Tử

Hiện nay, hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức giao dịch phổ biến thay thế hợp đồng truyền thống. Việc sử dụng hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, nguồn lực cho việc ký kết hợp đồng. Thay vì phải in ấn, chuyển phát… hợp đồng, chỉ với 1 vài click chuột là hợp đồng được hoàn thành. Tuy nhiên, vì đây là một hình thức khá mới nên nhiều người còn băn khoăn không biết nội dung của hợp đồng điện tử có khác gì với hợp đồng truyền thống không?

Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

1. Hợp đồng điện tử được định nghĩa thế nào theo pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Luật Giao dịch điện tử năm 2005:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Mặc dù được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử nhưng hợp đồng điện tử vẫn được thừa nhận tính pháp lý và được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng.”

Để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng điện tử phải đảm bảo điều kiện:

- Hợp đồng điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn thông tin, không thay đổi về mặt nội dung trừ những trường hợp thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng.

- Nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo mở được, đọc được và xem được bằng phương pháp mã hóa mà hai bên đã thỏa thuận.

2. Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào? Khác gì với hợp đồng truyền thống

Nhìn chung, nội dung của Hợp đồng điện tử sẽ tương tự như hợp đồng truyền thống, bao gồm các nội dung sau đây:

- Chủ thể hợp đồng, đối tượng trong hợp đồng, đối tượng của hợp đồng.

- Số lượng, chất lượng, giá phương thức thanh toán.

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng

- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Phương thức giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử sẽ có thêm một số nội dung sau đây:

- Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, trong hợp đồng điện tử cần đảm bảo đầy đủ thông tin như địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu. Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chủ thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.

- Các quy định về quyền truy cập, chỉnh sửa thông tin trên hợp đồng. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

- Quy định về chữ ký số/ chữ ký điện tử hoặc các phương thức xác nhận khác: Ví dụ như mật khẩu, mã số,...để thay thế chữ ký truyền thống của hai bên, để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

- Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng ví điện tử, thẻ tín dụng,…(do đa số việc thanh toán hợp đồng điện tử cũng được thực hiện online).

- Các yêu cầu kỹ thuật

- Điều kiện đảm bảo sự toàn vẹn

3. Cấu trúc của hợp đồng điện tử

Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

Cấu trúc của hợp đồng điện tử

Tùy theo đặc trưng kinh doanh của hai bên, yêu cầu thể hiện mà hợp đồng sẽ có cấu trúc khác nhau nhưng thông thường một bản hợp đồng đầy đủ theo quy định thường bao gồm cấu trúc sau:

- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ.

Theo hình thức chuẩn thì quốc hiệu, tiêu ngữ được đặt ở điểm cao nhất của hợp đồng dịch vụ được căn giữa và tiến hành bôi đậm.

- Tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VỀ VIỆC…

Tên hợp đồng được đặt phía dưới quốc hiệu, tiêu ngữ, được viết in hoa, căn giữa và bôi đậm và được viết rõ là hợp đồng điện tử về việc… và ghi kèm với số hợp đồng có sử dụng để phục vụ quá trình tìm lại và đối chiếu sau này.

- Nội dung:

+ Căn cứ pháp lý: Căn cứ Luật giao dịch điện tử Số…

+ Thông tin pháp lý của hai bên: Bên A, Bên B.

+ Điều khoản thỏa thuận: Loại hợp đồng, thời hạn hợp đồng, thời điểm bắt đầu vào kết thúc, nội dung chính trong thỏa thuận,…

+ Quyền và nghĩa vụ hai bên

+ Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán tiền bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản đều phải đề xuất và ghi rõ trong hợp đồng cung cấp dịch vụ.

+ Xử lý tranh chấp.

+ Chữ ký.

4. Mẫu hợp đồng điện tử

Nội dung của hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

Mẫu hợp đồng điện tử

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng điện tử như sau:

Mẫu hợp đồng điện tử chung:

Nội dung của hợp đồng điện tử

Nội dung của hợp đồng điện tử

Mẫu hợp đồng điện tử

Mẫu hợp đồng lao động điện tử:

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Nội dung của Hợp đồng điện tử

Mẫu hợp đồng lao động điện tử

Trên đây là nội dung của hợp đồng điện tử. Trong xu thế phát triển của công nghệ, việc áp dụng hợp đồng điện tử sẽ dần thay thế hợp đồng giấy, vừa mang lại nhiều lợi ích, vừa thể hiện tính chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo để chuyển đổi sử dụng hợp đồng điện tử nhằm bắt kịp xu thế thời đại.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Có Những Hình Thức Hợp Đồng Nào? Các Hình Thức Hợp Đồng Hợp Pháp Hiện Nay

Khái Niệm, Đặc Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử - Kiến Thức Mọi Người Cần Nắm Vững

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

HaTT_TT

Tin tức liên quan