📣 LƯU Ý - Những nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

.Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên giao kết cần hiểu rõ các nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử để thực hiện đúng với ý chí nguyện vọng của các bên. Đảm bảo các bên cùng có lợi. Vậy nguyên tắc đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết nội dung này

Nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

Nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

1. Khái niệm hợp đồng điện tử

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Hợp đồng điện tử là?

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005).

Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc các công nghệ tương tự khác.

Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý tương đương thông báo bằng hợp đồng truyền thống.

2. Nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

- Nguyên tắc tự nguyện

Theo nguyên tắc này một hợp đồng điện tử được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận (tự do ý chí) giữa các chủ thể mà không chịu sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Trong đó, quyền tự do hợp đồng sẽ bao gồm những nội dung sau:

+ Tự do lựa chọn bạn hàng, đối tác

+ Tự do thoả thuận các nội dung điều khoản trong hợp đồng;

+ Tự do lựa chọn thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, quyền tự do ký kết hợp đồng sẽ bị giới hạn bởi các điều kiện sau:

+ Việc ký kết hợp đồng phải phục vụ cho hoạt động đã đăng ký hay các hoạt động hợp pháp

+ Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng để thực hiện các hoạt động trái pháp luật.

Việc ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

- Nguyên tắc 2 bên cùng có lợi

Nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

2 bên cùng có lợi

Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng để hợp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng; không được lừa dối chèn ép nhau.

- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu, ràng buộc của mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, ràng buộc của bên kia, không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng chỉ được hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các nọi dung điều khoản có trong hợp đồng.

Khi quan hệ hợp đồng đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết (về đối tượng, số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các nội dung thỏa thuận khác;…). Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những thỏa thuận trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.

- Nguyên tắc không trái pháp luật

Trong quan hệ hợp đồng các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên, ý chí của các bên tham gia giao kết chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó là phù hợp với quy định của pháp luật. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng, mà pháp luật có những quy định khác nhau trong việc thực hiện hợp đồng.

Nói một cách dễ hiểu là các bên có quyền tự do thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm những điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

- Các bên tham gia giao kết có quyền thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.

- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện, quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến nội dung của hợp đồng điện tử đó.

Trên đây là những nguyên tắc hình thành hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp cần nắm vững để phục vụ cho quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng sau này, tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN
 

Tiết kiệm lên đến 90% chi phí khi đăng ký sử dụng phần mềm ký Hợp đồng điện tử - EFY-eCONTRACT

Không có chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử có hiệu lực không?

Quy trình giao kết hợp đồng điện tử và những kiến thức quan trọng liên quan

HaTT_TT

Tin tức liên quan