Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Hiện nay, khái niệm về hợp đồng ủy thác đầu tư còn khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế hình thức hợp đồng ủy thác đầu tư đang khá phổ biến, được nhiều nhà đàu tư lựa chọn với kỳ vọng đem lại tăng trưởng về tài sản. Vậy hợp đồng ủy thác đầu tư là gì? Hợp đồng ủy thác đầu tư được pháp luật quy định như thế nào?

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

1. Hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?

Hợp đồng ủy thác đầu tư là những thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản về việc một bên sẽ ủy thác cho bên khác để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm mục đích đem lại lợi nhuận.

Hoạt động ủy thác trong hợp đồng được hiểu là bên ủy thác sẽ giao tiền vố cho bên nhận ủy thác để thực hiện việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên ủy thác sẽ nhận được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nhưng cũng sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư. Còn với bên nhận ủy thác sẽ chỉ nhận được một khoản phí gọi là phí ủy thác. Mức phí ủy thác sẽ được quy định theo như thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Vê chủ thể trong hợp đồng ủy thác đầu tư: Bên nhận ủy thác là các pháp nhân có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện các hoạt động đầu tư cho bên ủy thác. Thương là các ngân hàng, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ hay các quỹ đầu tư.

Chính vì vậy, việc ủy thác đầu tư chính là hình thức đầu tư có được lợi nhuận dễ dàng và hạn chế được nhiều rủi ro hơn cả.

Hiện nay, hợp đồng ủy thác đầu tư chưa có mẫu chung và áp dụng thống nhất mà chỉ có các quy định về ủy thác và nhận ủy thác của các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng do vậy các bên cần lưu ý các trường hợp đặc biệt để áp dụng đúng theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện ký hợp đồng ủy thác đầu tư

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Điều kiện ký hợp đồng ủy thác đầu tư

Khi ký hợp đồng ủy thác đầu tư, các bên cần lưu ý các nội dung sau đây:

- Việc ủy thác đầu tư được thực hiện với những ngành nghề sản xuất, kinh doanh được phép đầu tư theo quy định

- Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn của bên ủy thác để thực hiện các hoạt động trái với mục đích, nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác.

- Việc thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư được thực hiện dựa trên các căn cứ quy định tại luật dân sự, luật đầu tư, luật chứng khoán, luật tín dụng, luật thương mại và các văn bản liên quan khác.

- Chủ thể trong hợp đồng ủy thác đầu tư phải là người có năng lực hành vi dân sự, có thẩm quyền để giao kết hợp đồng.

3. Soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư như thế nào?

Khi soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư cần lưu ý đầy đủ các nội dung sau đây:

- Thông tin các bên trong hợp đồng

- Nội dung ủy thác

- Vốn ủy thác, thời gian vay vốn ủy thác, rút vốn ủy thác trước thời hạn

- Chi phí ủy thác đầu tư

- Quyền của bên ủy thác

- Nghĩa vụ của bên ủy thác

- Quyền của bên nhận ủy thác

- Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

- Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng

- Các điều khoản khác như bảo mật thông tin; sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng; thời hạn thực hiện và chấm dứt hợp đồng ủy thác đầu tư; điều khoản bất khả kháng; gia hạn hợp đồng ủy thác đầu tư, xử lý tranh chấp hợp đồng…

4. Rủi ro khi thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro do pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có khung pháp lý cụ thể liên quan đến quan hệ ủy thác, ủy thác đầu tư… Sự lỏng lẻo về pháp lý trong hoạt động nhận ủy thác đầu tư giữa cá nhân/ nhóm cá nhân/ doanh nghiệp khiến cho rủi ro của nhà ủy thác đầu tư rất cao.

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Rủi ro khi thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư

Thông thường, các bên thường ký kết hợp đồng với các điều khoản do bên nhận ủy thác soạn sẵn nên thường sẽ có lợi cho bên nhận ủy thác hơn. Mà khi xảy ra tranh chấp hợp đồng sẽ dựa trên các điều khoản đã ký kết và áp dụng luật tương tự để giải quyết. Vì thế, bên ủy thác sẽ rất bất lợi và thiệt thòi vì pháp luật chưa có các quy định bảo vệ họ trong quan hệ hợp tác này.

Ngoài ra, bên ủy thác còn có thể “trắng tay” và trở thành chủ nợ nếu bên nhận ủy thác phá sản hoặc các khi bên nhận ủy thác cố ý muốn chiếm dụng vốn, lưa đảo, lạm dụng tín nhiệm…

Có thể thấy, rủi ro trong giao kết hợp đồng ủy thác đầu tư của bên ủy thác là rất lớn. Vì thế, khi giao kết hợp đồng này bên ủy thác cần nắm rõ các quy định về hoạt động ủy thác đầu tư, xem kỹ các điều khoản được nêu trong hợp đồng xem có hợp lý, đúng quy định không…và tìm kiếm những biện pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng hợp đồng ủy thác đầu tư.

5. Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư

Để giúp mọi người dễ dàng soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư, dưới đây Hợp đồng điện tử EFY gợi ý mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư:

Mẫu hợp đồng Hợp tác đầu tử: Tải TẠI ĐÂY

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành

Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư

 Như vậy, Hợp đồng điện tử EFY đã làm rõ các quy định liên quan đến hợp đồng ủy thác đầu tư. Hy vọng, bài viết sẽ giải đáp được những nội dung bạn đang cần tìm hiểu.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Dự thảo hợp đồng là gì? Dự thảo hợp đồng có phải ký đóng dấu không?

Thương thảo hợp đồng là gì? Nội dung thương thảo hợp đồng được quy định như thế nào?

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

HaTT

Tin tức liên quan