⏩ Hợp Đồng Ủy Quyền Là Gì? Những Quy Định Về Hợp Đồng Ủy Quyền Mới Nhất

Hợp đồng ủy quyền là gì? Pháp luật ban hành những quy định nào về hợp đồng ủy quyền? Hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn hình thức ủy quyền để thực hiện những công việc nhất định theo phạm vi ủy quyền của pháp luật. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung này, EFY-eCONTRACT sẽ tổng hợp một số nội dung sau đây.

1. Thế nào là hợp đồng ủy quyền?

Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó đây là loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền sẽ phải trả thù lao theo thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa các bên

Mặc dù Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền có bản chất hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, trên thực tế, có không ít người nhầm lẫn giữa hai loại này và cho rằng chúng là cùng một loại. Để phân biệt Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền, các bạn có thể tham khảo những nội dung dưới đây:

Tiêu chí

Hợp đồng ủy quyền

Giấy ủy quyền

Khái niệm

- Là loại hợp đồng do các bên liên quan thỏa thuận.

- Bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện một số nội dung công việc liên quan đến việc ủy quyền.

- Bên ủy quyền trả phải chi trả thù lao theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật

- Là hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể đơn phương thực hiện.

- Người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện thực hiện công việc trong phạm vi quy định.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Không có văn bản quy định cụ thể

Chủ thể

- Bên ủy quyền

- Bên được ủy quyền

Người ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

Bản chất

Là hợp đồng có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.

Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền.

Ủy quyền lại

Được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Không được ủy quyền lại, trừ một số trường hợp do pháp luật quy định

Giá trị thực hiện

- Có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

- Bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc thực hiện công việc nêu trong hợp đồng, đồng thời có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có).

- Không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương).

- Không đòi hỏi bên nhận ủy quyền đồng ý và không có giá trị bắt buộc phải thực hiện công việc ghi trong giấy.

Thời hạn ủy quyền

- Theo thỏa thuận hoặc luật pháp quy định.

- Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không quy định, hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập.

Người ủy quyền hoặc luật pháp quy định.

Đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền

- Có quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền.

- Nếu việc đơn phương chấm dứt việc ủy quyền gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

- Bên ủy quyền không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền thực hiện công việc thực hiện hay việc bồi thường thiệt hại kể cả khi giấy ủy quyền đã được lập.

 

2. Quy định về hợp đồng ủy quyền mới nhất

Để sử dụng loại hợp đồng ủy quyền, bạn đọc cần nắm được một số nội dung về quy định của hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền

Tìm hiểu về một số quy dịnh của hợp đồng điện tử

2.1. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền

- Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ

+ Bên ủy quyền cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan đến công việc cho bên được ủy quyền và được phép yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền.

+ Bên được ủy quyền thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền.

- Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng không có đền bù hoặc có đền bù

+ Hợp đồng có đền bù: Trường hợp bên được ủy quyền nhận thù lao.

+ Hợp đồng không có đền bù: Trường hợp bên được ủy quyền thực hiện ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền.

- Đối tượng của hợp đồng là công việc được phép thực hiện và có thể thực hiện

+ Người được ủy quyền thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền. Nếu người được ủy quyền vượt quá phạm vi được ủy quyền thì phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

2.2. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt bằng các căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, có thể căn cứ theo một số trường hợp như sau:

- Chấm dứt khi hết thời hạn:

+ Việc ủy quyền phải xác định rõ thời hạn ủy quyền khi lập thành văn bản. Trong thời hạn quy định, bên được ủy quyền phải thực hiện xong nội dung được ủy quyền. Nếu bên được ủy quyền vì lý do khách quan hoặc chủ quan chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong, mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

+ Bên được ủy quyền thực hiện xong việc ủy quyền và bàn giao kết quả cho bên ủy quyền.

- Chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng:

+ Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bên được ủy quyền đã thực hiện được một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

+ Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu 1 bên chết thì chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

3. Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không?

Vì nhiều lý do cá nhân, có nhiều người lựa chọn việc lập hợp đồng ủy quyền. Vậy theo quy định của pháp luật, hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? 

Hợp đồng ủy quyền

Có cần công chứng hợp đồng ủy quyền hay không?

Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên. Trong bộ luật này, không có quy định nào bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải công chứng. Ngoài ra, nội dung của Điều 55, Luật công chứng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mà không đề cập đến việc bắt buộc phải hợp đồng ủy quyền cần công chứng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng ủy quyền không có quy định bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi thực hiện hợp đồng ủy quyền phải công chứng như:

- Ủy quyền của vợ, chồng cho nhau trong thỏa thuận mang thai hộ: Theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc mang thai hộ phải lập bằng văn bản và có công chứng.

­- Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, người yêu cầu cấp bản sao hộ tịch, đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Không được ủy quyền trong trường hợp đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Như vậy là, toàn bộ nội dung bài viết EFY-eCONTRACT đã giới thiệu cho bạn đọc về hợp đồng ủy quyền. Đây là loại hợp đồng đang sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đọc cần tìm hiểu để đưa ra những giải pháp thích hợp phục vụ cho công việc của bản thân.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp Đồng Thông Minh Là Gì? Những Nội Dung Quan Trọng Của Hợp Đồng Thông Minh

Hợp đồng điện tử có chuyển đổi ra văn bản giấy được không?

Có những loại hợp đồng điện tử nào? Các loại Hợp đồng điện tử thông dụng hiện nay

SenNTH

Tin tức liên quan