[TÌM HIỂU] - Hợp Đồng Lao Động Theo Quy Định Của Bộ Luật Lao Động Mới Nhất
Hợp đồng lao động là cơ sở để xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. Vậy hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của eCONTRACT nhé.
1. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp 2 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Đối tượng được giao kết hợp đồng lao động.”
2. Chủ thể của hợp đồng lao động
Căn cứ theo nội dung quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định của pháp luật về lao động thì chủ thể của hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đáp ứng được những quy định của pháp luật (có đầy đủ năng lực hành vi dân sự) có thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, hợp đồng lao động chính là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công hay tiền lương, điều kiện làm việc, các quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động (Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019).
Như vậy, có thể xác định chủ thể ký kết hợp đồng lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:
- NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên (trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động 2019) có khả năng lao động, làm việc cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Chủ thể của HĐLĐ là NLĐ và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động (SDLĐ) là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người SDLĐ là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Nội dung của hợp đồng lao động
Nội dung của hợp đồng lao động
Theo nội dung quy định tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động bao gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người SDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người SDLĐ;
- Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD (hoặc CMND hoặc hộ chiếu) của người giao kết hợp đồng lao động (người lao động);
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
- Mức lương theo công việc/ chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
- Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
Trường hợp công việc được nêu trong hợp đồng lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, các quyền lợi và phương án bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Đối với NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà 2 bên có thể giảm bớt một số nội dung trong hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Hình thức của hợp đồng lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết thông qua 1 trong 3 hình thức sau đây:
- Hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hợp đồng lao động điện tử (Hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu).
- Hợp đồng lao động được giao kết bằng lời nói (áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng);
Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử (hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử) có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên giap kết hợp đồng khi thực hiện hợp đồng lao động trong thời đại số như hiện nay.
5. Các loại hợp đồng lao động
Các loại hợp đồng lao động
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 20, Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 2 loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng)
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng không quá 36 tháng)
Do đó, NLĐ và người SDLĐ căn cứ vào trường hợp cụ thể để ký kết HĐLĐ. Trong trường hợp người lao động làm việc dưới 3 năm thì có thể ký kế hợp đồng xác định thời hạn.
Lưu ý: Từ 1/1/2021 trở đi sẽ không còn hợp đồng theo mùa vụ và hợp đồng làm việc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Do đó, trong trường hợp NLĐ và người SDLĐ muốn ký HĐLĐ ngắn hạn thì sử dụng loại hợp đồng có thời hạn.
6. Mẫu hợp đồng lao động mới nhất
Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà người sử dụng lao động sẽ sử dụng mẫu HĐLĐ phù hợp, tuy nhiên, trong hợp đồng lao động vẫn phải có một số các điều khoản bắt buộc, thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Hợp đồng hiện nay có thể được viết bằng 1 hay nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy theo chủ thể thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Dưới đây là 5 mẫu hợp đồng lao động chuẩn theo Bộ luật lao động mới nhất. Bạn đọc có thể tham khảo bằng cách tải về HĐLĐ mẫu file word phù hợp với nhu cầu để chỉnh sửa và tham khảo các thông tin trên hợp đồng mẫu.
+ Mẫu hợp đồng lao động mẫu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành >> Tải về
+ Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn >> Tải về
+ Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn >> Tải về
+ Mẫu hợp đồng lao động kèm thử việc >> Tải về
+ Mẫu phụ lục hợp đồng lao động >> Tải về
7. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ
So sánh hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ có những điểm khác biệt riêng, được thể hiện chi tiết qua bảng:
Tiêu chí phân biệt |
Hợp đồng lao động |
Hợp đồng dịch vụ |
Cơ sở pháp lý |
khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 |
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 |
Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng |
Nội dung trong hợp đồng lao động phải đáp ứng đủ theo quy định khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 |
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. |
Sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể |
HĐLĐ có sự ràng buộc pháp lý giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Theo đó, NLĐ sẽ chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động cũng như phải tuân thủ các nội quy, quy chế do người sử dụng lao động ban hành. |
Không có sự ràng buộc về pháp lý giữa bên yêu cầu dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. |
Người thực hiện hợp đồng |
NLĐ bán sức lao động của mình để được trả công, trả lương. |
Bên cung cấp dịch vụ được thay đổi người thực hiện hợp đồng nếu được sự đồng ý của bên yêu cầu dịch vụ |
Thời gian thực hiện hợp đồng |
Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận trước, không được tự ý ngắt quãng hợp đồng, trừ khi pháp luật lao động có quy định |
Thời gian thực hiện hợp đồng không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc, việc ngắt quãng phụ thuộc vào người thực hiện công việc |
Cách thức thực hiện công việc |
Phải thực hiện công việc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vô định. |
Không cần thực hiện công việc liên tục mà chỉ cần hoàn thành trong khoảng thời gian được giao kết. |
Bảo hiểm |
Khi ký hợp đồng phải bắt buộc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ |
Không bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm cho người thực hiện công việc |
Chế độ phép năm |
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. |
Không quy định về ngày nghỉ phép cho người thực hiện công việc |
Chế độ ốm đau |
NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. |
Không quy định về chế độ ốm đau cho người thực hiện công việc. |
Trên đây là chi tiết các quy định về Hợp đồng lao động. Hy vọng những giải đáp này sẽ giúp bạn gaiir đáp các vướng mắc liên quan đến hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Có Giá Trị Tương Đương Hợp Đồng Giấy Từ 01/01/2021
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Khái Niệm Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Và Những Nội Dung Liên Quan
HopLTT