️🎯 Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Có Giá Trị Tương Đương Hợp Đồng Giấy Từ 01/01/2021
❄ Bộ Luật lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động giao kết giữa đơn vị sử dụng lao động và người lao động bao gồm: Hợp đồng văn bản; Hợp đồng điện tử và Hợp đồng bằng lời nói. Việc công nhận Hợp đồng lao động điện tử có đầy đủ giá trị tương đương với hợp đồng lao động giấy là bước thúc đẩy số hóa hệ thống văn bản, chứng từ còn rườm rà tại doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích lớn.
Hợp đồng lao động điện tử có giá trị từ 1/1/2021
1. Hợp đồng lao động là gì? Các loại hợp đồng lao động và hình thức tồn tại theo quy định hiện tại
Bộ Luật lao động 2012 định nghĩa về hợp đồng điện tử và các nội dung đi kèm như sau:
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Hợp đồng lao động được phân thành 3 loại:
- Hợp đồng không xác định thời hạn;
- Hợp đồng xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Hợp đồng lao động tồn tại ở 2 hình thức:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ Luật Lao động 2012;
- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
2. Hợp đồng lao động điện tử được công nhận giá trị tương đương hợp đồng giấy từ 01/01/2021
Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành. Trong đó, khái niệm về hợp đồng lao động và các quy định khác cũng có nhiều thay đổi.
Cụ thể theo Điều 13 định nghĩa về hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Như vậy, khái niệm hợp đồng lao động mở rộng bao trùm tất cả các thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động có mục đích, tính chất như hợp đồng lao động thì dù được gọi bằng tên khác nhưng vẫn là hợp đồng lao động.
Đồng thời, đơn vị cũng cần lưu ý về việc quy định pháp luật yêu cầu bắt buộc thực hiện giao kết hợp đồng lao động trước khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy sẽ không còn tồn tại tình trạng hợp đồng lao động ký, hiệu lực chậm, muộn.
Tại Điều 20 quy định về loại hợp đồng lao động co gọn lại chỉ còn 2 loại:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Đặc biệt, căn cứ theo Điều 14 hình thức hợp đồng điện tử được chính thức công nhận tương đương giá trị với hợp đồng văn bản.
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Như vậy, hợp đồng lao động điện tử đã được chính thức công nhận tính chất và giá trị pháp lý trong giao dịch thỏa thuận với người lao động, là căn cứ xử lý các tranh chấp tại cơ quan nhà nước.
3. Điều kiện của hợp đồng lao động điện tử hợp pháp
Tuy nhiên, người sử dụng lao động vào người lao động cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng lao động điện tử phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của văn bản điện tử và chữ ký số sử dụng theo Luật giao dịch điện tử 2015. Cụ thể bao gồm:
- Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh và được hai hoặc nhiều bên ký số.
Nội dung của hợp đồng điện tử được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
- Nội dung của hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
4. Lợi ích của việc áp dụng hợp đồng lao động điện tử
Việc áp dụng hợp đồng lao động điện tử thay thế cho hợp đồng giấy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức:
- Luôn đảm bảo về thời điểm giao kết hợp đồng lao động được thực hiện trước khi nhận người lao động vào làm việc theo quy định mới, không còn phụ thuộc vào người ký, người cầm dấu của doanh nghiệp;
- Là bước tiến hợp lý trong thực tiễn chữ ký số cá nhân đang ngày càng ứng dụng rộng rãi, thuận tiện.
- Tiết kiệm chi phí về con người, kho lưu trữ, thời gian và sức lực.
- Hệ thống quản lý, báo cáo nhân sự nhanh, chính xác, dễ quản lý.
EFY Việt Nam tự hào với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin tự tin mang lại cho bạn giải pháp hợp đồng điện tử EFY-eContract và chữ ký số EFY-CA ưu tú nhất.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng thương mại điện tử - Xu thế mới thời đại công nghệ 4.0
Hướng dẫn chi tiết cách ký hợp đồng điện tử EFY trên phần mềm iHOADON và eBHXH
Dịch vụ Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT – Giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng
HoaLK