🔆Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
⚜️Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng phổ biến, thường gặp trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng này thế nào? Hãy cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BCC được quy định rõ ràng trong Luật đầu tư 2020. Đây cũng là một loại hợp đồng hợp tác, được quy định tại bộ luật dân sự 2015. Theo quy định của bộ luật dân sự, hợp đồng hợp tác được hiểu là sự thỏa thuận giữa các cá nhân/pháp nhân về việc hợp tác, góp tài sản/nhân lực… để sản xuất, kinh doanh. Trong việc hợp tác này, các bên sẽ cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác sẽ phải lập thành văn bản.
Cũng theo quy định tại Luật đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định là “hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng hợp tác là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư được pháp luật quy định, trên cơ sở các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chịu rủi ro, cùng hưởng kết quả thu được. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập một pháp nhân nào.
Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước
2. Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, chủ thể của hợp đồng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định hiện hành, chủ thể của hợp đồng BCC có thể là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể có 2 hoặc nhiều bên chủ thể, phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh. Các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng BCC sẽ là các bên trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng.
Theo quy định tại luật đầu tư 2020, nhà đầu tư, không phân biệt quốc tịch, có thể trở thành chủ thể của hợp đồng BCC bao gồm:
- Tổ chức/ cá nhân thực hiện đầu tư, kinh doanh. Gồm các nhà đầu tư trong/ngoài nước và các tổ chức có vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo luật nước sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức không có vốn nước ngoài.
Từ những quy định trên và sau khi tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, có thể thấy, chủ thể của hợp đồng BCC có thể là mọi tổ chức/ cá nhân trong và ngoài nước.
3. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Bên cạnh hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, các đơn vị cũng cần lưu ý tới đặc điểm của loại hợp đồng này, để phân biệt với các loại hợp đồng dân sự khác. Hợp đồng BCC cũng là một loại hợp đồng dân sự. Vì thế, hợp đồng này cũng có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng dân sự. Cụ thể, các đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các thỏa thuận, cam kết dành cho cả 2 bên.
- Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Đây là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Hợp đồng phải được lập thành văn bản thì mới có hiệu lực.
- Sau khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tuân thủ, thực hiện đúng các quy định được thỏa thuận trong hợp đồng BCC.
- Trong quá trình hợp tác, các bên phải góp vốn, góp tài sản để thực hiện thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận ban đầu. Nếu phát sinh lỗ, số tiền lỗ sẽ do các bên gánh chịu, dựa theo phạm vi đóng góp tài sản.
- Hợp đồng BCC là một loại hợp đồng song vụ.
- Các chủ thể trong hợp đồng BCC sẽ tồn tại độc lập, không cần thành lập pháp nhân chung trong quá trình hợp tác. Điều này đồng nghĩa với việc, các bên sẽ hoạt động độc lập theo vốn đầu tư ban đầu của mình, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.
4. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành nhiều loại, dựa theo cách thức phân chia lợi nhuận và quy định về kế toán. Cụ thể:
- Theo hình thức phân chia lợi nhuận:
+ Hợp đồng thỏa thuận chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
+ Hợp đồng thỏa thuận chia lợi nhuận sau thuế.
- Theo quy định về luật kế toán:
+ Hợp đồng hợp tác theo hình thức tài sản đồng kiểm soát. Tài sản do các bên tham gia hợp tác kinh doanh đồng kiểm, thực hiện các mục đích mang lại lợi nhuận, giá trị của hợp đồng. Tài sản đồng kiểm sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính (ghi phần tài sản được hưởng).
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Với loại hợp đồng này, các bên cũng sẽ không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Theo thỏa thuận của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ do các chủ thể thỏa thuận.
Ngoài ra, theo chủ thể, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được chia thành hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân và pháp nhân…
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành nhiều loại
5. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Sau khi tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, nội dung của hợp đồng BCC cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cũng như các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có một số nội dung cơ bản như:
- Chủ thể tham gia hợp đồng: Tên, địa chỉ, tên người đại diện theo pháp luật (đối với pháp nhân)
- Đối tượng của hợp đồng
- Mục tiêu, phạm vi của hoạt động hợp tác
- Phần góp vốn của các bên tham gia hợp tác, thỏa thuận về việc phân chia kết quả đầu tư, kinh doanh.
- Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác.
- Tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng
- Hình thức giải quyết tranh chấp khi có vi phạm, tranh chấp
- Nội dung về sửa đổi, chuyển nhượng hoặc chấm dứt hợp đồng.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì. Đây là một loại hợp đồng phổ biến, được pháp luật quy định rõ ràng. Vì thế, các bên chủ thể khi tham gia giao kết cần lưu ý các quy định để thực hiện đúng, tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Quy định về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Quy định về thời gian thực hiện hợp đồng và gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là gì?
MinhNH