Hợp đồng giả cách là gì? Cách nhận biết hợp đồng giả cách

Trong quá trình giao kết hợp đồng, nếu không đọc kỹ điều khoản rất có thể bạn đã ký phải hợp đồng giả cách. Vậy hợp đồng giả cách là gì? Dấu hiệu để nhận biết hợp đồng giả cách ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT để có câu trả lời nhé.

1. Hợp đồng giả cách là gì?

Hợp đồng giả cách hay còn gọi là hợp đồng không hợp pháp

Hợp đồng giả cách là hợp đồng không hợp pháp, là loại hợp đồng giả được tạo ra với mục đích che giấu các giao dịch bất hợp pháp.

Hợp đồng giả cách xuất hiện chủ yếu trong các hoạt động cho vay, mua bán hay cho tặng tài sản. Chủ thể giao kết hợp đồng nếu không đọc kỹ các điều khoản rất dễ bị mắc bẫy và không được đảm bảo quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.

2. Dấu hiệu nhận biết hợp đồng giả cách

Dấu hiệu nhận biết hợp đồng giả cách

Để nhận biết chính xác hợp đồng giả cách, chủ thể giao kết cần dành thời gian để đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng để tìm ra được điểm không hợp lý, trái với pháp luật. Một số dấu hiệu nhận biết như sau:

2.1 Không ghi lãi suất cụ thể

Trong nhiều trường hợp đi vay tiền của các tổ chức ngoài ngân hàng phải ký hợp đồng để xác nhận giao dịch nhưng trong hợp đồng lại không ghi rõ lãi suất cụ thể. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy hợp đồng cho vay tiền là hợp đồng giả cách, không có giá trị về mặt pháp lý.

Thực chất loại hợp đồng này vẫn được công chứng bình thường nhưng trong hợp đồng khởi tạo ban đầu không đề cập đến lãi suất. Thực tế bên vay vẫn phải trả lãi suất 100%/năm, cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước. Hợp đồng giả cách được tạo ra nhằm mục đích che giấu giao dịch cho vay nặng lãi.

2.2 Giá trị tài sản giao dịch thấp hơn thực tế

Trong giao dịch tài sản, có rất nhiều trường hợp kê khai giá trị tài sản trên hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế nhằm mục đích trốn thuế.

2.3 Cầm cố tài sản theo cách lách luật

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp đối tượng lôi kéo người tham gia ký kết hợp đồng với các dự án siêu lợi nhuận bằng cách cầm cố tài sản theo dạng mua bán hoặc chuyển nhượng.

Sau khi ký kết hợp đồng trên thì bạn đã chuyển nhượng tài sản cho người khác và rất khó để đòi lại tài sản khi phát hiện ra.

3.4 Vay tiền phải ký giao dịch cầm cố tài sản

Hợp đồng cho vay tài sản với lãi suất cao kèm theo điều khoản mua bán tài sản dạng chuyển nhượng là loại hợp đồng giả cách phổ biến nhất hiện nay. Giao kết loại hợp đồng giả cách này mang lại rủi ro cao cho người đi vay.

Dấu hiệu để nhận biết hợp đồng giả cách như sau:

- Điều khoản trong hợp đồng gây bất lợi cho người vay như giá trị tài sản phải thế chấp lớn hơn nhiều lần so với giá trị của khoản vay.

- Điều khoản nếu người vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ phải chuyển nhượng tài sản cho bên vay mà điều khoản liên quan đến thời hạn trả và lãi suất trả không rõ ràng.

3. Những rủi ro về pháp lý khi tham gia ký kết hợp đồng giả cách

Những rủi ro pháp lý khi tham gia giao kết hợp đồng giả cách

Cách giải quyết hay xử lý hậu quả của hợp đồng giả cách được quy định như sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trả bằng hiện vật được quy bằng giá trị thành tiền để hoàn trả.

- Bên có lỗi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên ngay tình

- Bên ngay tình trong thu hoạch lợi tức không phải hoàn trả lại lợi tức đó.

- Giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền thân nhân do bộ luật này và các luật khác có liên quan quy định.

Tuy nhiên không phải lúc nào bên bị hại cũng có thể chứng minh với cơ quan phân xử và trường hợp xấu nhất xảy ra là bị mất tài sản, phải chi trả khoản nợ lớn gấp nhiều lần ghi trong hợp đồng.

Tóm lại, khi tham gia giao kết hợp đồng vay mượn, mua bán tài sản thì bạn cần phải đọc kỹ các chính sách của hợp đồng, các điều khoản hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia pháp ký để hạn chế rủi ro khi ký kết hợp đồng cũng như tránh ký phải hợp đồng giả cách.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết hợp đồng giả cách là gì? Chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản cần hết sức lưu ý để tránh gặp phải rủi ro khi giao kết.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng từ 1/7/2023

Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam

HopLTT

Tin tức liên quan