Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Trong lĩnh vực thiết kế, thi công công trình xây dựng, có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau được sử dụng. Trong đó, hợp đồng EPC cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này. Vậy hợp đồng EPC là gì? Hợp đồng EPC và PPP có khác nhau không?

Hợp đồng EPC là gì? Tổng thầu EPC là gì?

EPC (Engineering, Procurement and Construction) được hiểu là thiết kế, mua sắm và xây dựng. Đây là một kiểu hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC là gì?

Theo nội dung tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, ban hành ngày 22/4/2015 thì

“Hợp đồng EPC là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình

Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”

Thông thường, hợp đồng sẽ tách riêng từng phần thiết kế, mua sắm vật tư, xây lắp thi công thì hợp đồng EPC là tổng hợp của tất cả các hạng mục trên. Loại hợp đồng này hiện nay được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước sử dụng cho các dự án công nghiệp ở Việt Nam.

Phạm vi hợp đồng EPC

Để áp dụng hợp đồng EPC hiệu quả chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án và các quy định của pháp luật để áp dụng.

Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Thông thường, hợp đồng EPC được áp dụng cho những dự án có quy mô lớn, có hạ tầng và có hệ thống phức tạp như lĩnh vực dầu khí, khai khoáng,… Các dự án yêu cầu trình độ chuyên môn cao, kiến thức đặc biệt, có các phương án công nghệ linh hoạt.

Còn đối với các dự án mang tính chất nhỏ, các dự án đơn giản hoặc lặp đi lặp lại, thời gian thi công ngắn, các dự án mà chủ đầu tư tự thực hiện hầu hết các bước thiết kế...thì không nên sử dụng hợp đồng EPC.

Tại sao các dự án thiết kế xây dựng cần có hợp đồng EPC?

Hợp đồng EPC có vai trò rất quan trọng so với những dự án bất động sản thiết kế xây dựng. Nó không những là cơ sở để đánh giá quy mô, sự chuyên nghiệp của phía nhận thầu mà còn giúp cho những nhà đầu tư bảo vệ được quyền lợi của mình. Dưới đây là 1 số lý do mà dự án bất động sản thiết kế xây dựng cần có hợp đồng EPC:

- Hợp đồng EPC giúp chủ thầu giảm bớt được gánh nặng về tài chính khi triển khai dự án.

- Hạn chế sự tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng trong quá trình thi công dự án.

- Giảm thiểu rủi ro cho phía nhà đầu tư trong quá trình điều phối các hoạt động.

- Giúp phía chủ thầu chủ động được thời gian thi công dự án, nhờ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí hoàn thành dự án.

Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

** Ưu điểm

- Đối với chủ đầu tư:

+ Có thể tận dụng được tối đa trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lực quản lý của mình.

+ Giảm thiểu chi phí, nhân lực

+ Thuận lợi trong tiến độ thi công dự án, tránh được nhiều rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công.

- Đối với nhà thầu:

+ Tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động hơn trong công việc, không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát của bên phía chủ đầu tư.

+ Giảm thiểu được thời gian gián đoạn trong thi công, đảm bảo tiến độ hợp đồng.

** Nhược điểm

- Để áp dụng hợp đồng EPC cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới có thể nhận được tối đa lợi ích.

- Việc áp dụng sai các dự án cố thể khiến dự án không hoàn thành được như mong đợi, điều này khiến cho nhà đầu tư phải gánh chịu mức phí cao không đáng có, gây lãng phí cho ngân sách.

- Có nhiều khả năng xảy ra những bất cập:

+ Công nghệ kỹ thuật phát sinh lỗi: Việc nhà thầu không đáp ứng đủ chuyên môn để giám sát kiểm tra có thể gây nên lỗi phát sinh nên trong quá trình thi công và vận hành dự án. Từ đó, gây nên những thiệt hại từ nhiều phía mà không phải chỉ từ phía nhà thầu.

+ Các thiết bị lắp đặt, công nghệ đơn vị nhà thầu mua sắm không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại nước sở tại (nhà thầu cung cấp các thiết bị sai thông số kỹ thuật, xuất xứ và không phù hợp với quy chuẩn tại Việt Nam….)

- Nếu quá trình thanh tra, kiểm tra của chủ đầu tư không thường xuyên thì việc giám sát nhà thầu không cao.

- Đối với các nhà thầu không có tính chuyên nghiệp và trách nhiệm không cao sẽ khiến dự án có nhiều sai sót. Trong một số trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện ra các sai sót về thi công, hay trang thiết bị của dự án.

So sánh hợp đồng EPC và hợp đồng PPP

hợp đồng EPC là gì? Ưu nhược điểm của hợp đồng EPC

So sánh hợp đồng EPC và hợp đồng PPP

Tiêu chí

Hợp đồng EPC

Hợp đồng PPP

Khái niệm

Hợp đồng EPC là hợp đồng thuộc các dự án đầu tư xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Nhà thầu sẽ thực hiện việc xây dựng công trình và khi hoàn thành thì công trình được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, vận hành.

PPP là mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Cả 2 phía sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện dự án xây dựng về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án để có thể kết hợp được những điểm mạnh của cả hai.

Thời gian

Thời gian thực hiện dự án chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình.

 (ngắn hơn thời gian thực hiện dự án PPP)

Dự án PPP thường có thủ tục đơn giản nhưng thời gian hoàn thành lại dài hơn so với dự án EPC

Tài chính

Việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với dự án PPP. Phía nhà thầu chỉ cần huy động đủ nguồn vốn để hoàn thành dự án mà không cần phải chịu trách nhiệm dự án đó có đem lại hiệu quả kinh trong tương lai hay không.

Việc huy động vốn ở các dự án PPP diễn ra tương đối chậm. Các nhà đầu tư phải tiến hành thương lượng với nhiều tổ chức tài chính và phải chứng minh dự án đó sẽ thu về lợi nhuận trong tương lai sau khi đã hoàn thành.

Trách nhiệm đối với dự án

Nhà thầu chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng và thường thì ngay sau khi bàn giao công trình họ sẽ nhận được ngay khoản thanh toán.

Nhà đầu tư có trách nhiệm đàm phán với các tổ chính tài chính để có được những khoản vay dài hạn và hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.

Trên đây là chi tiết nội dung liên qua đến hợp đồng EPC. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ hiểu được hợp đồng EPC là gì cũng như xác định được những khác biệt của hợp đồng EPC và PPP để ứng dụng trong thực tế đơn vị mình.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng CFD là gì? Cách giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD?

Hợp đồng FIDIC là gì? Các dang hợp đồng FIDIC được sử dụng phổ biến hiện nay

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

HaTT

Tin tức liên quan