🏆 Hợp Đồng Dịch Vụ Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Dịch Vụ
Cung ứng dịch vụ là một lĩnh vực đã quá quen thuộc trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì thế, hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Hợp đồng dịch vụ sẽ giúp đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, giúp việc cung ứng dịch vụ thuận lợi và an toàn hơn. Vậy hợp đồng dịch vụ là gì? Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ ra sao? Hãy cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu.
Hợp đồng dịch vụ là gì?
1. Hợp đồng dịch vụ là gì?
Để hiểu rõ về hợp đồng dịch vụ, trước tiên, chúng ta cần biết hợp đồng dịch vụ là gì. Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, đó là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện các công việc cho bên sử dụng dịch vụ. Đồng thời, bên sử dụng dịch vụ sẽ phải trả tiền cho bên cung ứng.
Hợp đồng dịch vụ là gì được quy định rõ ràng tại điều 513 Bộ luật dân sự 2015. Đây là một loại hợp đồng thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn như hợp đồng thuê dịch vụ quản lý tòa nhà, dịch vụ vệ sinh căn hộ…
2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ cũng là một loại hợp đồng nhân sự. Vì thế, loại hợp đồng này cũng có có đặc điểm của hợp đồng dân sự. Cụ thể, các đặc điểm của hợp đồng dịch vụ bao gồm:
Có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3
Hợp đồng dịch vụ sẽ đem tới cho lợi ích của cả người cung cấp dịch vụ và người hưởng dịch. Người cung cấp dịch vụ sẽ thu được lợi nhuận còn người nhận dịch vụ sẽ được hưởng lợi từ người cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, người thứ 3 cũng có thể là người được hưởng lợi từ dịch vụ trong hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ cũng là một loại hợp đồng nhân sự
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là các công việc có thể thực hiện được. Đồng thời, dịch vụ được cung cấp phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
Các đặc điểm khác của hợp đồng dịch vụ
Theo quy định đối với hợp đồng dịch vụ, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Kết quả của việc thực hiện dịch vụ sẽ được giao cho bên thuê dịch vụ.
Ngoài ra, khi tìm hiểu hợp đồng dịch vụ là gì, chúng ta cũng cần lưu ý, đây là một dạng hợp đồng song vụ và là hợp đồng có đền bù. Trong đó, bên thuê dịch vụ phải tiếp nhận kết quả dịch vụ và trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Tương ứng, bên cung ứng dịch vụ sẽ phải cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận ban đầu. Trường hợp một trong hai bên không thực hiện theo thỏa thuận sẽ phải đền bù cho bên còn lại.
Hợp đồng dịch vụ có thể chia thành 2 loại:
- Hợp đồng chỉ có mối quan hệ trực tiếp giữa bên cung ứng dịch vụ và bên nhận dịch vụ.
- Hợp đồng có quan hệ bên giữa bên cung ứng dịch vụ với bên nhận dịch vụ và với người thứ 3.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là các công việc có thể thực hiện được
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ
Giống như các loại hợp đồng dân sự khác, trong hợp đồng dịch vụ, các chủ thể sẽ có các quyền và nghĩa vụ của riêng mình.
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ
Bên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng dịch vụ là gì, chúng ta cũng cần lưu ý tới quyền và nghĩa vụ của các bên. Trước hết là quyền, nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ.
- Trước hết, bên thuê dịch vụ sẽ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu. Chẳng hạn như việc thực hiện công việc theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn hay địa điểm được thỏa thuận ban đầu.
- Có quyền công nhận kết quả công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện.
- Có quyền đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm các nghĩa vụ theo quy định. Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên thuê dịch vụ cần báo cho bên cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian quy định và phải trả số tiền tương ứng với số lương/chất lượng dịch vụ đã được thực hiện.
- Trường hợp bên cung ứng dịch vụ không thực hiện đúng số lượng/chất lượng dịch vụ theo thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng thời hạn và lỗi do bên cung ứng dịch vụ, bên thuê dịch vụ có thể giảm tiền công. Đồng thời, tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh các quyền, bên nhận dịch vụ cũng có các nghĩa vụ:
- Cung cấp cho bên làm dịch vụ các thông tin/tài liệu/phương tiện cần thiết được thực hiện công việc nếu có thỏa thuận hoặc bên cung ứng dịch vụ có yêu cầu.
- Phải trả tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận về việc thanh toán. Trường hợp không có thỏa thuận, việc thanh toán sẽ được thực hiện tại điểm địa thực hiện dịch vụ khi hoàn thành công việc.
Bên nhận dịch vụ phải trả tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Tương ứng với các nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có quyền:
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện để thực hiện dịch vụ theo thỏa thuận, vì lợi ích của nhận dịch vụ.
- Có quyền thay đổi điều kiện dịch vụ, vì lợi ích của bên nhận dịch vụ. Việc thay đổi không cần chờ ý kiến của bên nhận dịch vụ nếu việc chờ đợi có thể gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ phải báo ngay cho bên còn lại biết.
- Có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền thù lao theo thỏa thuận.
- Có quyền đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên nhận dịch vụ bồi thường thiệt hại, nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện/thực hiện không đúng theo cam kết ban đầu.
Đồng thời, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ:
- Thực hiện cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận ban đầu, chẳng hạn như về số lượng, chất lượng, thời hạn…
- Công việc phải do bên cung ứng dịch vụ thực hiện, không được giao cho người khác thực hiện thay nếu bên nhận dịch vụ không đồng ý.
- Phải bảo quản và giao lại cho nhận thuê dịch vụ các loại tài liệu/ phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc. Khi nhận tài liệu/phương tiện/thông tin từ bên thuê dịch vụ, nếu thấy không đầy đủ, không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc thì phải báo lại ngay.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian làm dịch vụ, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài liệu được giao để làm dịch vụ hoặc trong quá trình làm dịch vụ đã tiết lộ bí mật thông tin, bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Quy định về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là gì?
MinhNH