🔰 Điều Khoản Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Nên Ghi Như Thế Nào?
⚡ Khi giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ mà 2 bên phải thực hiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng cũng có thể thực hiện theo như thoả thuận, đặc biệt là trong những trường hợp bất khả kháng. Vậy trường hợp bất khả kháng được quy định ra sao? Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?
1. Sự kiện bất khả kháng là gì?
Sự kiện bất khả kháng là gì?
Sự kiện bất khả kháng
Theo Khoản 1, Điều 156, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Theo đó, có thể hiểu sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của hợp đồng, các chủ thể không thể lường trước được tại thời điểm 2 bên giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm hàng vi vi phạm. Hậu quả của sự kiện bất khả kháng đó không thể khắc phục mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép nhưng không thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
Điều kiện để sự kiện được coi là trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là một căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng khi thoả mãn các điều kiện:
- Sự kiện khách quan sau khi các bên đã giao kết hợp đồng
- Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước hoặc không thể khắc phục
- Là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng
Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015 lại không quy định tiêu chí xác định cụ thể cho từng yếu tố, việc đánh giá một sự kiện có đảm bảo các yếu tố của một sự kiện bất khả kháng hay không phụ thuộc vào quan điểm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài Thương mại) khi có tranh chấp xảy ra.
Một số sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng
Một số trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng như:
- Các sự kiện tự nhiên như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…
- Các sự kiện xã hội như bạo động, nổi loạn, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách Chính phủ, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không…
- Các sự kiện xảy ra do các bên thoả thuận trong hợp đồng: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ trogn việc giao hàng…
Hiện nay pháp luật còn quy định chung chung, chưa bảo quát các trường hợp thực tế, do vậy khi soạn thảo hợp đồng cũng cần có các thoả thuận rõ ràng về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng và nghĩa vụ của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Hệ quả của việc xảy ra sự kiện bất khả kháng
Theo Khoản 2, Điều 351, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng do có sự kiện bất khả kháng thfi bên vi phạm hợp đồng được:
- Miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng như trong hợp đồng
- Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ
Khi một bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì họ phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với bên còn lại về sự kiện bất khả kháng này trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng.
Dịch Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng để doanh nghiệp được miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng?
Có thể thấy, dịch bệnh bùng phát và nhanh chóng lan rộng là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được. Tuy nhiên, để chứng minh sự kiện này là sự kiện bất khả kháng thì chúng ta còn phải chứng minh các yếu tố còn lại theo luật định như “không thể khắc phục được”, “mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Dịch Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng để doanh nghiệp được miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng?
“Không thể khắc phục được” là không thể khắc phục được sự kiện xảy ra. Tính đến thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa chấm dứt; nhiều vùng, nhiều nơi vẫn còn thực hiện cách ly và các biện pháp y tế nghiêm ngặt khác…
Do vậy, nếu một doanh nghiệp bị tác động do sự kiện này thì doanh nghiệp đó không thể khắc phục được sự kiện này dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, thực tế là vượt quá khả năng khắc phục của doanh nghiệp đó, nên cần coi đây là sự kiện bất khả kháng.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn yếu tố hợp đồng “không thể thực hiện được” và từ đó cho rằng bản thân Covid-19 không phải là sự kiện bất khả kháng. Thực tế, luật không hề quy định về yếu tố “không thể thực hiện được” đối với sự kiện để xác định đó là sự kiện bất khả kháng. Hơn nữa, hợp đồng vẫn có thể thực hiện được trong trường hợp bất khả kháng, nhưng có thể thực hiện không đúng, không đầy đủ (vi phạm hợp đồng).
Vì thế, việc xác định liệu Covid-19 có dẫn đến hệ quả bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hay không cần được đặt trong bối cảnh cụ thể của từng hợp đồng.
Ví dụ, Covid-19 làm cho một số khu vực bị cách ly hoặc kiểm soát nghiêm ngặt khi hàng hóa và người vận chuyển đến khu vực đó. Việc này sẽ làm mất thời gian và gây ra việc giao hàng trễ hạn nhưng cuối cùng hàng hóa vẫn đến địa điểm giao, hợp đồng vẫn được thực hiện chứ không phải là không thực hiện được. Việc giao hàng trễ trong trường hợp này cần được xem miễn trừ trách nhiệm vì bất khả kháng nhưng bên vi phạm phải có thông báo cho bên bị vi phạm để được hưởng miễn trừ.
Trong trường hợp vì Covid-19 mà dẫn đến cơ quan có thẩm quyền có quyết định hạn chế, cấm đoán (hạn chế lưu thông, bốc hàng, dỡ hàng, cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa…) thì chính quyết định này cũng được xem là một sự kiện miễn trừ trách nhiệm theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Cụ thể, điểm d khoản 1 điều 294 luật này quy định một trong các trường hợp miễn trừ là “Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
Như vậy, nếu doanh nghiệp vừa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, vừa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến doanh nghiệp đó không thực hiện được hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp đó vừa được hưởng miễn trừ theo sự kiện bất khả kháng, đồng thời còn được miễn trừ với lý do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại.
2. Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?
Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào?
Để hạn chế tranh chấp xuảy ra liên quan đến việc xác định trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng, khi soạn thảo hợp đồng các bên cần có các quy định về trường hợp bất khả kháng và quy định nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm do có sự kiện bất khả kháng với các bên còn lại.
Để các bên có thể lựa chọn và xây dựng các điều khoản về sự kiện bất khả kháng theo các phương pháp
Phương pháp trừu tượng hoá (định nghĩa)
Theo phương pháp này, các bên đưa ra định nghĩ khái quát về các sự kiện bất khả kháng
Ưu điểm: Mang tính khái quát, tránh bỏ sót các trường hợp
Nhược điểm: Mang tính trừu tượng, chung chung, khó áp dụng, dễ xảy ra tranh chấp
Ví dụ:
Trường hợp một bên không thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi ký kết hợp đồng này mà các bên khôgn có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn sẽ được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ
Phương pháp liệt kê
Các bên trong hợp đồng sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng
Ưu điểm: Mang tính cụ thể, chi tiết, dễ dàng áp dụng
Nhược điểm: Không bao quát được hết các sự việc dễ dẫn đến thiếu sót
Ví dụ:
Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ quy định trong hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bao gồm: mưa bão, lũ, lụt, lốc xoáy, dịch bệnh, chiến tranh…xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này sẽ được miễn trách nhiệm do khôgn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp trên, vừa đưa ra định nghĩa vừa liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Phương pháp này khắc phục được 1 số nhược điểm của 2 phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi
Ưu điểm: Vừa có thể đưa ra cho các bên cái nhìn khái quát và chi tiết về các sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp các bên chưa liệt kê hết các sự việc được coi là bất khả kháng vào hợp đồng thì vẫn có thể căn cứ vào định nghĩa để xác định một sự việc có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.
Nhược điểm: vẫn không khắc phục được hết các nhược điểm của 2 phương pháp quy định trước.
Ví dụ:
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
2. Sự kiện bất khả kháng được hiểu theo định nghĩa nêu trên như: mưa, bão, lũ, dịch bệnh, chiến tranh…
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về việc điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng nên ghi như thế nào. Mọi người cần nắm rõ nội dung này để tránh những tranh chấp khi có phát sinh sự kiện bất khả kháng.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Quy định về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Quy định về thời gian thực hiện hợp đồng và gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là gì?
HaTT_TT