Công ty giữ bằng gốc của NLĐ có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt ra sao?
Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đòi giữ bằng gốc của NLĐ khi giao kết hợp đồng. Vậy công ty giữ bằng gốc của NLĐ có vi phạm pháp luật không? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
1. Công ty giữ bằng gốc của NLĐ có vi phạm pháp luật không?
Công ty giữ bằng gốc của NLĐ là vi phạm pháp luật
Các giấy tờ quan trọng như bằng đại học, cao đẳng, thạc sĩ, chứng chỉ hành nghề… thể hiện trình độ chuyên môn, học vấn của NLĐ sẽ được các nhà tuyển dụng yêu cầu nộp bản sao ngay từ khi mới nộp hồ sơ ứng tuyển.
Tuy nhiên nếu NLĐ khi vào làm việc mà công ty yêu cầu giữ bằng gốc của người đó thì phía công ty đã vi phạm quy định của bộ luật lao động 2019. Cụ thể:
Căn cứ theo điều 17 quy định các hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động.
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, chứng chỉ, văn bằng bản gốc của NLĐ
- Yêu cầu NLĐ phải đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng
- Buộc NLĐ thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Tóm lại, công ty không có quyền giữ bằng gốc của người lao động. Việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, chứng chỉ, văn bằng của NLĐ là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Công ty bắt nhân viên nộp bằng gốc đại học bị xử phạt thế nào?
Công ty giữ bằng gốc của NLĐ bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng
Căn cứ theo quy định của luật lao động 2019 thì công ty không được phép giữ bằng gốc của NLĐ.
Nếu có hành vi cố tình bắt ép nhân viên nộp bằng gốc thì công ty sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ khi thực hiện giao kết hợp đồng.
Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi cá nhân với số từ tiền từ 40-50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3. Lỡ giao bằng gốc cho công ty giữ, đòi lại thế nào?
Người lao động thực hiện tố cáo hoặc khiếu nại người sử dụng lao động để đòi lai bằng gốc
Trong trường hợp lỡ giao bằng gốc cho người sử dụng lao động rồi bị làm khó khi nghỉ việc thì người lao động có thể đòi lại văn bằng, chứng chỉ theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Tố cáo
NLĐ có quyền gửi đơn tố cáo trực tiếp đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Sau khi xác minh có vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt công ty theo quy định đồng thời trả lại bằng gốc cho NLĐ.
Cách 2: Khiếu nại
Người lao động có thể khiếu nại đến doanh nghiệp bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu tiên không quá 30 ngày hoặc 40 ngày đối với vụ việc phức tạp.
Nếu quá thời hạn trên mà không giải quyết được hoặc không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của công ty thì người lao động được khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thanh tra lao động phát hiện vi phạm của doanh nghiệp sẽ xử lý vi phạm và yêu cầu trả lại bằng gốc cho NLĐ
4. Công ty có quyền yêu cầu người lao động đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động không?
Công ty không được yêu cầu NLĐ cọc tiền để giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, quy định hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết bao gồm yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khi thực hiện hợp đồng.
Như vậy việc công ty đưa ra điều khoản đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng là trái với quy định của Pháp luật.
Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu là tổ chức.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: Công ty giữ bằng gốc của NLĐ có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt ra sao? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 061 221
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
Hợp đồng thực tập sinh có khác hợp đồng học việc? Ký hợp đồng thực tập sinh thì doanh nghiệp có cần đóng BHXH không?
HopLTT