Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
Trước khi trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp, hầu hết người lao động đều phải trải qua quá trình thử việc và thường thì các doanh nghiệp sẽ cho người lao động (NLĐ) thử việc ký hợp đồng thử việc. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? Hợp đồng thử việc khác gì với hợp đồng lao động?
Hợp đồng thử việc là gì?
1. Hợp đồng thử việc là gì? Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không?
Hợp đồng thử việc là gì?
Bộ luật Lao động năm 2019 không quy định về khái niệm hợp đồng thử việc, tuy nhiên trong đó có quy định về thử việc. Theo đó, theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 24:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Như vậy, hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) liên quan đến công việc làm thử như điều kiện làm việc, quyền và lợi ích giữa các bên…
Lưu ý: Không áp dụng hợp đồng thử việc đối với việc giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn dưới 1 tháng.
Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không?
Theo nội dung Bộ Luật Lao động năm 2019 không quy định bắt buộc NLĐ phải thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Vì thế, việc ký hợp đồng thử việc hay không là do thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Nhưng trên thực tế, hầu hết các trường hợp, NSDLĐ đều yêu cầu NLĐ phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không?
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019:
“Không áp dụng thử việc đối với NLĐ giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng. Theo đó, NLĐ sẽ không phải thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng mà được ký hợp đồng lao động luôn.”
Như vậy, NSDLĐ chỉ được yêu cầu NLĐ thử việc với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
2. Nội dung của hợp đồng thử việc
Theo nội dung Điều 21, Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:
- Tên, địa chỉ của người SDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động (bên phía người sử dụng lao động);
- Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ.
3. Quy định về chấm dứt hợp đồng thử việc
Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử vieech hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”
Như vậy, đối với hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động và người lao động được phép hủy bỏ hợp đồng thử việc bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông báo trước hay bồi thường hợp đồng.
4. Phân biệt giữa hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động
Phân biệt giữa hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động
Hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động (HĐLĐ) là 2 loại hợp đồng khác nhau:
Tiêu chí |
Hợp đồng thử việc |
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) |
Khái niệm |
- Là thỏa thuận giữa người SDLĐ và NLĐ về công việc, thời gian làm thử, quyền và nghĩa vụ của 2 bên trong thời gian thử việc. |
- Là thỏa thuận giữa NLĐ và người SDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Trong trường hợp 2 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung trong đó thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là HĐLĐ |
Thời hạn hợp đồng |
- Chỉ được thử việc 1 lần - Thời gian thử việc thỏa thuận nhưng đối với từng công việc là khác nhau: + Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp: Không quá 180 ngày + Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Không quá 60 ngày + Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Không quá 30 ngày + Đối với công việc khác: Không quá 6 ngày làm việc |
- HĐLĐ không xác định thời hạn (không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng) - HĐLĐ xác định thời hạn (thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.) |
Phạm vi giao kết hợp đồng |
- Không áp dụng đối với NLĐ giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng. |
- Hợp đồng không xác định thời hạn - Hợp đồng xác định thời hạn |
Nội dung |
- Thời gian thử việc - Tên, địa chỉ của người SDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ (bên phía người sử dụng lao động) - Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ (bên phía NLĐ) - Công việc và địa điểm làm việc - Mức lương theo công việc/ chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi - Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ |
- Tên, địa chỉ của người SDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ (bên phía người sử dụng lao động) - Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ (bên phía NLĐ) - Công việc và địa điểm làm việc - Thời hạn của HĐLĐ - Mức lương theo công việc/ chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác - Chế độ nâng bậc, nâng lương - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi - Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ - BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề |
Hình thức |
- Không bắt buộc lập thành văn bản |
- Văn bản giấy, văn bản điện tử |
Lương |
- Ít nhất 85% mức lương của công việc |
Tiền lương bao gồm: - Mức lương theo công việc/ chức danh - Phụ cấp lương. - Các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng |
Số lần giao kết hợp đồng |
1 lần |
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên phải ký kết HĐLĐ mới. Trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của 2 bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết; - Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà 2 bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì HĐLĐ có thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn; - Nếu 2 bên ký kết HĐLĐ là HĐLĐ xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm 1 lần (trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 149, Khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019) |
Chấm dứt hợp đồng |
- Hết thời gian thử việc - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước. |
- Hết thời hạn hợp đồng - Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. |
5. Mẫu hợp đồng thử việc
Dưới đây là mẫu hợp đồng thử việc mới năm 2023. Hợp đồng mẫu này đã có thêm những điều khoản bổ sung theo luật mới quy định tại Bộ luật lao động 2019. Đảm bảo quyền lợi của NSDLĐ và NLĐ.
Tải mẫu hợp đồng thử việc chuẩn tại đây
Mẫu hợp đồng thử việc
Trên đây là đầy đủ quy định về hợp đồng thử việc. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mọi người nắm được quy định về hợp đồng thửu việc và phân biệt được hợp đồng thử việc với hợp đồng lao động.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Là Gì? Quy Định Về Ký Hợp Đồng Lao Động Điện Tử
[TÌM HIỂU] - Hợp Đồng Lao Động Theo Quy Định Của Bộ Luật Lao Động Mới Nhất
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
HaTT