📝 Hợp đồng điện tử Econtract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử Econtract

Trên đà phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiện ích hơn bao giờ hết với sự có mặt của hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử Econtract là gì? Tính pháp lý hợp đồng điện tử có được pháp luật công nhận? Điểm nổi bật của loại hợp đồng này so với phương thức hợp đồng giấy truyền thống? Mời bạn đọc cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Thế nào là hợp đồng điện tử Econtract?

Hợp đồng điện tử hay còn được gọi là Econtract (viết tắt của từ tiếng Anh: Electronic Contract)

Điều 33 của Luật giao dịch điện tử 2005 định nghĩa: "Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác."

Hợp đồng điện tử

Tìm hiểu về hợp đồng điện tử Econtract

Hiện nay, tính pháp lý hợp đồng điện tử Econtract được pháp luật thừa nhận và được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện theo nội dung thỏa thuận hoặc vi phạm điều khoản quy định trên hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử Econtract cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

- Nội dung giữ trọn vẹn và không có thay đổi thông tin, chỉ những trường hợp thay đổi những hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng.

- Nội dung có thể mở được, đọc hay xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp theo thỏa thuận.

2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng điện tử Econtract

Hợp đồng điện tử

Những đặc điểm của hợp đồng điện tử Econtract

Đặc điểm của hợp đồng điện tử Econtract là gì? Bạn đọc còn đang thắc mắc xin mời tham khảo 4 đặc điểm chính của một hợp đồng điện tử như sau:

- Thông tin hợp đồng thể hiện bằng dữ liệu điện tử: So với hợp đồng giấy truyền thống, hợp đồng điện tử Econtract bao gồm những thông tin hợp đồng được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.

- Trong hợp đồng có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài bên bán và bên mua trong dạng hợp đồng phổ biến, hợp đồng điện tử Econtract còn bao gồm chủ thể thứ ba là người đứng giữa hai chủ thể kia. Đây có thể là nhà cung cấp mạng hay các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Trong quá trình thương lượng, bên thứ 3 không được quyền tham gia, chỉ được phép tham gia khi cần đảm bảo tính hiệu quả và tính pháp lý của hợp đồng điện tử.

- Đảm bảo tính pháp lý hợp đồng điện tử: Theo Điều 34 của Luật giao dịch điện tử, tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận tương đương với hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, các hợp đồng về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì không có tính pháp lý của hợp đồng điện tử.

- Dễ dàng thực hiện mọi lúc, mọi nơi: Thông tin của hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử, vậy nên hai chủ thể không cần phải gặp nhau. Các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.

3. Những ưu điểm nổi bật của hợp đồng điện tử Econtract so với hợp đồng giấy truyền thống

Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử Econtract có những ưu điểm vượt trội so với loại hình truyền thống

- Tiện lợi và nhanh chóng: So với hợp đồng giấy truyền thống, hợp đồng điện tử không yêu cầu việc gặp gỡ trực tiếp mà vẫn có thể ký kết ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, quy trình, thủ tục của hợp đồng điện tử có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn còn góp phần bảo vệ môi trường.

- Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Chỉ bằng vài thao tao đơn giản trên các thiết bị điện tử là, bạn có thể biết được tình trạng, trạng thái của hợp đồng hiện tại là hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng hoàn trả So với hợp đồng truyền thống bằng giấy tốn kém chi phí quản lý và lưu trữ, hợp đồng điện tử Econtract giúp cho khán giả dễ dàng truy cập, tra cứu  bằng chức năng chức năng lọc của hệ thống.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi mà mọi thao tác đều thực hiện trên các thiết bị điện tử, doanh nghiệp không cần phải quan tâm đến việc in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng lớn. Các hợp đồng khổng lồ hay đã giảm thiểu tối đa thời gian và lợi ích sử dụng cho doanh nghiệp.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

4. Tổng hợp những loại hợp đồng điện tử Econtract được sử dụng phổ biến hiện nay

Hợp đồng điện tử

Các loại hợp đồng điện tử Econtract nào được nhiều người sử dụng nhất hiện nay?

- Hợp đồng kinh tế/hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân và bên còn lại có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin cần phải tuân theo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định bởi pháp luật. Loại hợp đồng này có đặc điểm:

+ Chủ thể bao gồm: thương nhân và bên có tư cách pháp lý.

+ Mục đích chính của hợp đồng là lợi nhuận.

+ Hàng hóa là đối tượng hợp đồng. Hợp đồng thương mại điện tử gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ.

- Hợp đồng lao động điện tử:

Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động điện tử về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,… Thông tin hợp đồng lưu dưới dạng điện tử và được công nhận tính pháp lý hợp đồng điện tử. Những loại hình hợp đồng lao động điện tử phổ biến hiện nay như:

+ Hợp đồng không hạn định.

+ Hợp đồng xác định thời hạn.

+ Hợp đồng mùa vụ hoặc một công việc nhất định.

- Hợp đồng dân sự điện tử

Đây là hợp đồng dùng để thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hiện nay, có những lĩnh vực không được áp dụng hình thức hợp đồng điện tử bao gồm: Quyền sở hữu nhà và bất động sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn,  giấy khai sinh, giấy khai tử, ly hôn,...

5. So sánh hợp đồng điện tử Econtract và hợp đồng truyền thống

Giống nhau:

- Đều là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

- Cả hai loại hợp đồng phải dựa trên những cơ sở pháp lý và tuân thủ quy định liên quan đến hình thức, chủ thể, điều kiện có hiệu lực, quy trình giao kết và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) khi giao kết và thực hiện hợp đồng

- Các bên giao kết hợp đồng tuân thủ nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “thiện trí, trung thực” theo quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Nội dung này được áp dụng với tất cả các loại hợp đồng.

- Tuân theo ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

+ Đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại,... và các thỏa thuận khác.

+ Thực hiện hợp đồng trung thực theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy các bên cùng có lợi.

+ Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Hợp đồng điện tử

So sánh hợp đồng điện tử Econtract và hợp đồng truyền thống

Khác nhau:

Tiêu chí

Hợp đồng điện tử Econtract

Hợp đồng truyền thống

Căn cứ pháp lý

Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Luật Thương mại năm 2005

Nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Bộ luật Dân sự năm 2015

- Luật Thương mại năm 2005

Phạm vi áp dụng

Hợp đồng điện tử không áp dụng đối với một số giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản

- Văn bản về thừa kế

- Quyết định ly hôn

- Giấy khai sinh

- Giấy khai tử

- Giấy đăng ký kết hôn

-Các giấy tờ có giá trị khác.

Hợp đồng truyền thống được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội…

 

Chủ thể tham gia

- Bên bán và bên mua.

- Bên thứ ba: Nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

- Bên thứ ba không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử.

- Bên bán, bên mua.

Nội dung hợp đồng

 

- Bao gồm những nội dung của hợp đồng truyền thống

- Bổ sung thêm một số nội dung sau:

+ Địa chỉ pháp lý.

+ Các quy định về cải chính thông tin điện tử và quyền truy cập.

+ Các quy định về chữ ký điện tử hoặc một cách thức khác như mật khẩu, mã số… để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

+ Các quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.

 

Hợp đồng truyền thống cần các nội dung sau:

+ Đối tượng

+ Số lượng

+ Chất lượng

+ Giá và phương thức thanh toán

+ Thời hạn, địa điểm,

+ Phương thức thực hiện hợp đồng

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên

+ Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Phương thức giao kết

 

- Giao dịch bằng văn bản điện tử.

- Việc giao kết được ký bằng chữ ký điện tử.

- Các bên tham gia chỉ cần trao đổi qua môi trường điện tử và đi đến việc ký hợp đồng.

 

- Giao dịch bằng văn bản, lời nói hoặc hành động và các hình thức khác do hai bên thỏa thuận.

- Các giao dịch được ký bằng chữ ký tay.

- Hai bên tham gia cần trực tiếp gặp mặt, thỏa thuận rồi mới đi đến việc ký hợp đồng.

 

Trên đây là nội dung bài viết tìm hiểu về hợp đồng điện tử Econtract. Để được pháp luật công nhận tính pháp lý hợp đồng điện tử, người dùng cần phải tìm hiểu nội dung và tính chất của bản hợp đồng điện tử một cách chính xác, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

SenNTH

Tin tức liên quan