Chủ thể hợp đồng: Điều kiện, tư cách của chủ thể hợp đồng
Chủ thể hợp đồng là gì? Có những chủ thể hợp đồng nào? Tư cách của chủ thể hợp đồng là sao? Bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT sẽ giúp bạn có câu trả lời cho các thắc mắc trên.
1. Chủ thể hợp đồng là gì?
Chủ thể hợp đồng là gì?
Chủ thể hợp đồng là cá nhân, cơ quan, tổ chức (pháp nhân) khác theo pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự và cùng tham gia thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức hợp đồng dân sự.
2. Điều kiện về chủ thể hợp đồng
2.1 Chủ thể hợp đồng là cá nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: là khả năng của cá nhân thực hiện hành vi của mình, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Điều kiện để cá nhân tham gia ký kết hợp đồng
+ Đa số đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia giao kết hợp đồng.
+ Một số loại hợp đồng đặc biệt cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự giao kết hoặc một số loại hợp đồng quy định người trên 18 tuổi cũng không đủ điều kiện giao kết.
+ Người dưới 18 tuổi khi tham gia ký kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ.
2.2 Chủ thể hợp đồng là tổ chức (pháp nhân)
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Một tổ chức được coi là pháp nhân thì phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định
+ Có tài sản độc lập với các cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
+ Nhân danh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng thường sẽ thông qua người đại diện pháp luật.Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Vì vậy mà pháp nhân sẽ vừa phải là cá nhân và vừa phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.
- Một số loại hợp đồng có quy định chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, kỹ năng, khả năng lao động…
2.3 Chủ thể hợp đồng là Hộ gia đình, tổ hợp tác
- Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình
Chủ thể hộ gia đình phải xác định được các thành viên của hộ và đáp ứng được các điều kiện sau đây thì mới trở thành chủ thể của quan hệ dân sự:
+ Các thành viên trong hộ gia đình phải có tài sản chung;
+ Các thành viên trong hộ gia đình cùng đóng góp công sức cho hoạt động kinh tế chung;
+ Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực do pháp luật quy định.
Thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể hộ gia đình là không xác định. Tư cách chủ thể của hộ gia đình được xác định qua mục đích của giao dịch và lĩnh vực giao dịch.
- Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là Tổ hợp tác
Quy định tại Điều 111: “1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.”
Tư cách tổ hợp tác được hình thành khi có hợp đồng hợp tác và tiến hành đăng ký tại UBND cấp xã.
3. Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự là năng lực chủ thể của cá nhân đó, căn cứ theo từng trường hợp khác nhau mà Bộ luật dân sự 2015 mà sẽ phân ra các trường hợp các nhân không có quyền tham gia giao dịch nhân sự.
Năng lực chủ thể của cá nhân gồm có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó:
+ Năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được pháp luật ghi nhận và được phép thực hiện
+ Năng lực hành vi là bản năng của chủ thể trong việc thực hiện, làm chủ và kiểm soát các hành động, hành vi của mình.
Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như sau:
Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Chủ thể cá nhân bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Mọi cá nhân đều được coi
là đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia giao dịch trừ trường hợp cá nhân đó đã bị pháp luật hạn chế một quyền nào đó khi tham gia.
4. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ
Theo Luật Thương mại năm 2005 thì chủ thể của hợp đồng dịch vụ là các thương nhân. Thương nhân sẽ bao gồm tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các thương nhân hoạt động thương mại trong các ngành nghề, lĩnh vực dưới các hình thức, địa điểm mà pháp luật không cấm.
5. Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh là nhà đầu tư. Nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm:
+ Nhà đầu tư trong nước là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam, hoạt động tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
+ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hay tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài, hiện đang hoạt động ở Việt Nam
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có cổ đông hay thành viên là nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư có thể có thể tham gia hợp tác kinh doanh theo hình thức hợp tác song phương hoặc đa phương, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau và cùng vì lợi ích chung.
Như vậy, với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ thể hợp đồng là gì? Và các nội dung liên quan đến chủ thể hợp đồng. Nếu còn bất kỳ thông tin thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp đồng thuê nhà ở là gì? Nội dung của hợp đồng thuê nhà 2023
[Cập nhật 2023] Top 6+ Phần mềm hợp đồng điện tử tốt nhất cho doanh nghiệp
HopLTT