Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa: Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Trong quá trình triển khai hợp đồng mua bán sẽ không tránh khỏi những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy nguyên nhân và giải pháp giải quyết tranh chấp ra sao? Tham khảo ngay bài biết dưới đây của EFY-eCONTRACT để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
1. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ chính nội dung của hợp đồng, từ trong việc giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên… Để đạt được nhiều lợi ích mà nhiều bên trong quan hệ hợp đồng bất chấp vi phạm những nội dung đã cam kết trước đó để chuộc lợi.
Chính vì thế mà trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên cần soạn thảo nội dung hợp đồng một cách thật chặt chẽ bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, các hình thức giải quyết tranh chấp khi có vi phạm xảy ra. Mọi thông tin, nội dung chưa rõ ràng cần được sáng tỏ ngay để tránh những những tranh chấp, thiệt hại không đáng có.
2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
2.1 Nguyên nhân chủ quan:
Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm:
Nguyên nhân chủ quan của các bên trong quá trình tham gia thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chủ thể trong hợp đồng cố tình không thực hiện các giao kết trong hợp đồng dẫn đến vi phạm các nội dung được quy định trong hợp đồng.
Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp còn có thể do năng lực của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế dẫn đến vi phạm.
2.2 Nguyên nhân khách quan
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Sự biến động của một số yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia có thay đổi tại nhiều giai đoạn gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên và có thể là nguy cơ dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
Một số trường hợp bất khả kháng xảy ra sau khi ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp bên nào phải chịu trách nhiệm.
Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một số nguyên nhân khách quan xảy ra do tập quán quốc gia không tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng, liên quan đến hệ thống pháp luật của hai quốc gia.
3. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có các đặc điểm sau đây:
+ Có sự vi phạm về hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Gây ra thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm
+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Gây ra quan hệ nhân quả bởi hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại vật chất.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo phương thức nào?
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo phương thức nào?
Có nhiều phương thức để giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra. Ở Việt Nam thường rất coi trọng việc hòa giải, các bên sẽ tự thương lượng với nhau. Chỉ khi hòa giải bất thành thì mới đưa ra tòa án và trọng tài để giải quyết.
4.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức thương lượng
Phương thức giải quyết tốt nhất khi xảy ra tranh chấp chính là các bên tự thương lượng với nhau. Phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý nên cũng không tránh khỏi những rủi ro nếu có bên cố ý không thực hiện theo nghĩa vụ sau khi đã thỏa thuận thương lượng.
4.2 Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng thứ hai chính là hỏa giải. Việc hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba là hòa giải viên. Các bên lựa chọn bên thứ ba để giải quyết tranh chấp thông qua việc thỏa thuận.
Tuy nhiên bên hòa giải cũng không có chức năng tài phán để ràng buộc các bên tuân thủ kết quả hòa giải.
4.3 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại
Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, việc lựa chọn trọng tài thương mại sẽ phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Có sự tồn tại thỏa thuận trọng tài
+ Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu
+ Không thể yêu cầu đồng thời Tòa án và Trọng tài cùng giải quyết một tranh chấp
+ Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy bỏ theo quy định tại điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010.
+ Phán quyết của trọng tài sẽ không bị kháng nghị hay kháng cáo theo thủ tục Phúc thẩm như tố tụng Tòa án.
4.4 Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Nếu hai bên không thỏa thuận được trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì theo điều 4 tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.
Trên đây là những nội dung liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Nắm được nguyên nhân và phương án giải quyết tranh chấp sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Tìm hiểu: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến nhất 2023
Hợp Đồng Mua Bán Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
HopLTT