Quy Định Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Điện Tử, Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử

Hiện nay, việc xảy ra tranh chấp về hợp đồng điện tử rất dễ xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật thì tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử được giải quyết như thế nào? Chứng cứ điện tử có thể sử dụng khi giải quyết tranh chấp không? 

Tranh Chấp Hợp Đồng Điện TửQuy định về tranh chấp hợp đồng điện tử

Tại Việt Nam, các phương tiện điện tử đang dần chiếm ưu thế so với ‘văn bản giấy’ trong các hoạt động giao dịch, bao gồm cả giao dịch thương mại. Các phương tiện như email, SMS, các ứng dụng chat, nền tảng hợp đồng riêng...cũng được các doanh nghiệp tận dụng triệt để trong việc giao kết, trao đổi thông tin và thực hiện hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng phương tiện điện tử trước rồi sau đó mới giao nhận ‘văn bản giấy’ như là một biện pháp để phòng ngừa rủi ro khi xảy ra tranh chấp. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện điện tử 100% không cần đến ‘văn bản giấy’.

Việc sử dụng phương tiện điện tử mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, hiệu quả, tuy nhiên, phương tiện này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc xác định: Ai gửi, gửi khi nào, đã nhận chưa, ai nhận, có thẩm quyền không,...Nếu không cẩn trọng, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hậu quả nặng nề như phạt vi phạm, chịu lãi suất, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam, thậm chí là có thể ảnh hưởng đến cả uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử rất được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đưa ra bàn luận.

1. Tranh chấp về hợp đồng điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 51 luật Giao dịch điện tử 2005:

“Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử”

Do Hợp đồng điện tử là một trong những phương thức giao dịch bằng phương pháp điện tử. DO đó, có thể hiểu đơn giản, tranh chấp về hợp đồng điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình tạo lập, giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng điện tử. Tranh chấp xảy ra khi lợi ích, quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng điện tử bị xâm phạm.

2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng điện tử

Tranh Chấp Hợp Đồng Điện Tử

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng điện tử

2.1. Phát sinh từ quan hệ hợp đồng

Hợp đồng luôn được ký kết dựa trên sự thỏa thuận từ nguyện của tất cả các bên liên quan trong hợp đồng. Bao gồm cả hợp đồng điện tử. Vì thế, khi chỉ một bên có quyền tự định đoạt các lợi ích, quyền lợi của các bên khác tham gia trong hợp đồng điện tử mà không có sự thỏa thuận thì khi đó tranh chấp về hợp đồng điện tử sẽ phát sinh/ xảy ra.

2.2. Xảy ra vi phạm quy tắc bình đẳng hòa thuận

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng là hòa thuận, bình đẳng. Nếu 1 trong 2 bên tham gia hợp đồng điện tử vi phạm nguyên tắc này, tranh chấp hợp đồng điện tử sẽ xảy ra.

2.3. Khi có 1 bên vi phạm về lợi ích của các bên khác

Lợi ích của các bên trong hợp đồng điện tử sẽ bao gồm cả lợi ích về vật chất, tinh thần và tài sản. Khi 1 trong chủ thể tham gia hợp đồng điện tử có vi phạm lợi ích của các bên khác thì tranh chấp hợp đồng điện tử cũng có thể xảy ra nếu chưa được thỏa thuận.

3. Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử

Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về "chứng cứ điện tử". Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chỉ quy định về "dữ liệu điện tử". Theo đó, dữ liệu điện tử là ‘nguồn chứng cứ’, về bản chất thì nó chính là chứng cứ điện tử:

Theo Điều 93, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 94, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. […].

Điều 95.3, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Luật Giao dịch Điện tử 2005: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”.

Từ các quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu: Chứng cứ điện tử là tất cả những thông tin, dữ liệu được thu thập từ mạng máy tính: internet, thư điện tử, fax, SMS, các ứng dụng chat hoặc các phương tiện/ thiết bị điện tử (máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, ....)

Hiện nay, trong các giao dịch, bao gồm cả giao dịch thương mại, chứng cứ điện tử rất phổ biến và đa dạng như: hợp đồng điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử trao đổi qua lại giữa các bên, tin nhắn điện thoại di động, các thông báo đăng tải trên website của doanh nghiệp, file dữ liệu (bản mềm), nội dung trao đổi của các bên trong hợp đồng thông qua các ứng dụng chat, mạng xã hội, ảnh chụp, ghi âm, ghi hình,...Trong đó, đối với các giao dịch thương mại, đặc biệt là các hoạt động thương mại quốc tế thì hợp đồng điện tử được sử dụng rộng rãi và được coi là chứng cứ quan trọng nhất đánh dấu sự giao kết giữa các bên và tạo ra các giao tiếp điện tử. Từ đó, hình thành các chứng cứ điện tử khác trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

Bên cạnh đó, theo Điều 33 Luật Giao dịch Điện tử có quy định về Hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. 

Bên cạnh đó, theo Điều 34, Luật Giao dịch Điện tử 2005 thừa nhận giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Điều 5, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định: “Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.”

Điều 15, Luật Thương mại thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”

Từ các quy định trên, theo quan điểm của chúng tôi, hợp đồng được giao kết/thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có giá trị pháp lý như ‘văn bản giấy’. Nói cách khác, hợp đồng điện tử được coi là chứng cứ điện tử hợp pháp trong các giao dịch, bao gồm cả giao dịch thương mại. Hợp đồng điện tử giao kết thành công chính là cơ sở để tạo ra các chứng cứ điện tử trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử

Tranh Chấp Hợp Đồng Điện Tử

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tranh chấp hợp đồng điện tử nói chung và tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử nói riêng thì việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử được dựa trên nguyên tắc:

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử theo đúng quy định pháp luật, nhanh chóng, chính xác.

- Phương thức dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử phải đảm bảo các yếu tố:

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp hợp đồng

+ Tuân theo trật tự pháp luật và kỷ cương của xã hội

- Quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử phải có tính khả thi cao, có thể thi hành. Quá trình giải quyết tranh chấp đảm bảo được tính dân chủ, quyền tự định đoạt của các bên tham gia tranh chấp với chi phí thấp.

- Các bên tham gia tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử có quyền chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Bao gồm thương lượng, hòa giải, hoặc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, tòa án.

5. Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại điện tử

5.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Thương lượng là hình thức các bên xảy ra tranh chấp tự tìm kiếm giải pháp dựa trên tinh thần tự nguyện. Mà không có sự hỗ trợ can thiệp của bên thứ ba. Sau khi quyết định giải quyết tranh chấp được đưa ra, các bên phải tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.

5.2. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử bằng hòa giải

Hòa giải trong tranh chấp hợp đồng điện tử là hình thức giải quyết tranh chấp được xử lý bởi bên thứ ba, gọi là hòa giải viên. Bên thứ 3 sẽ thuyết phục, hỗ trợ các bên xảy ra tranh chấp tìm kiếm giải pháp để xóa bỏ tranh chấp đã phát sinh. Miễn là tuân theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại (Nghị định 22/2017/NĐCP).

Tranh Chấp Hợp Đồng Điện Tử

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử bằng hòa giải

Căn cứ theo điều 52 Luật giao dịch điện tử 2005: “Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp giao dịch điện tử giải quyết thông qua hòa giải.” Và trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử cũng được thực hiện tương tự.

5.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử bằng Trọng tài

Trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể là trọng tài của vụ việc hoặc thường trực.

- Trọng tài của vụ việc do các bên tranh chấp tự thành lập, không có trụ sở và bộ máy điều hành.

- Trọng tài thường trực là tổ chức chuyên giải quyết tranh chấp, có trụ sở và hoạt động thường xuyên.

Tổ trọng tài viên sẽ giải quyết tranh chấp hợp đồng d diện tưt bằng việc đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải thi hành. Phán quyết tuân theo quy định của Luật thương mại và quyền hạn của trọng tài trong Luật trọng tài thương mại.

5.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử tại tòa án

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử có giá trị cao nhất là giải quyết tại tòa án. Khi đó hội đồng xét xử sẽ chiếu theo pháp luật để phân xử tranh chấp giữa các bên.

Bên xảy ra vi phạm hợp đồng theo pháp luật tùy mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tranh chấp hợp đồng điện tử gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định. (điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005)

Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng giải thích tranh chấp về hợp đồng điện tử. Chiếu theo quy định của pháp luật thì đây là thông tin tất cả các bên đã, đang và sẽ sử dụng đồng tử đều nên biết. Nó giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích tốt nhất nếu tham gia ký kết hợp đồng.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc, thủ tục thanh lý hợp đồng

Hợp đồng scan là gì? Hợp đồng scan có hiệu lực pháp lý không?

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

HaTT

Tin tức liên quan