Quy Định Về Chữ Ký Trên Hợp Đồng Điện Tử. Những lưu ý khi sử dụng chữ ký số hợp đồng điện tử

☑️ Hiện nay, trong thời đại 4.0, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, hợp đồng điện tử đang được sử dụng phổ biến thay cho hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, trong khi tìm hiểu và sử dụng, nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc ký hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử có thể ký thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử  qua bài viết dưới đây của eCONTRACTdưới đây.

Quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử

1. Hợp đồng điện tử có thể ký thế nào?

Hiện nay, theo quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử, khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên sẽ sử dụng chữ ký điện tử. Theo quy định tại luật giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có các đặc điểm như:

- Được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử như chữ, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh…

- Được gắn liền, kết hợp với hợp đồng điện tử một cách logic. Chẳng hạn như dưới dạng file Word hoăc File PDF

- Người dùng có thể nhận dạng người ký thông qua chữ ký điện tử. Chữ ký này phải có khả năng xác nhận được người ký và thông qua chữ ký điện tử, người ký sẽ thể hiện sự chấp thuận đối với các nội dung trên hợp đồng.

Hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký điện tử

Hiện nay, trong công cuộc chuyển đổi số, hợp đồng điện tử đang được sử dụng cực kỳ phổ biến. Và để giao kết hợp đồng điện tử, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 loại chữ ký điện tử phổ biến sau:

Chữ ký số

Chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử. Trong đó, chữ ký sẽ được tạo ra bằng sự biến đổi các thông điệp dữ liệu thông qua một hệ thống mật mã không đối xứng. Khi sử dụng chữ ký số, người dùng có thể sử dụng một thiết bị như USB Token để ký. Thiết bị này phải được cung cấp bởi các đơn vị chứng thực chữ ký số công cộng. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đăng ký sẽ có một chữ ký số riêng biệt để nhận biết và giao kết các hợp đồng điện tử.

Chữ ký scan

Theo quy định về chữ ký trên hợp đồng, bạn có thể sử dụng chữ ký scan để giao kết hợp đồng điện tử. Hiểu một cách đơn giản, chữ ký Scan là chữ ký được chuyển thành dạng điện tử sau khi ký tay trên hợp đồng giấy. Các bên có thể chuyển thành hợp đồng điện tử thông qua máy quét (scan) và gửi qua thư điện tử.

Chữ ký hình ảnh

Chữ ký hình ảnh là chữ ký được người dùng ký tay, sau đó chuyển thành hình ảnh và chèn vào dữ liệu của hợp đồng điện tử. Sau đó, hợp đồng điện tử có thể được gửi qua thư điện tử.

Chữ ký điện tử có bắt buộc sử dụng trong hợp đồng điện tử không?

2. Quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử

Chữ ký trên hợp đồng điện tử có thể được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như:

☑️ Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

☑️ Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

☑️ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

☑️ Bộ luật dân sự 2015

Khi ký hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý. Và theo quy định hiện hành, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện:

- Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử phải đảm bảo về việc có thể xác minh người ký. Và thông qua chữ ký đó, phải chứng tỏ được rằng người ký đã chấp thuận với tất cả các điều khoản, nội dung trong hợp đồng.

- Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích của hợp đồng, không vi phạm các điều cấm của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định và hướng dẫn chi tiết cho chữ ký điện tử. Do đó, khi tìm hiểu khung pháp lý của chữ ký điện tử, được sử dụng trên hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản pháp luật về chữ ký số.

Chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật

3. Chữ ký điện tử có bắt buộc hay không?

Khi tìm hiểu các quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử, nhiều người thường băn khoăn: vậy có bắt buộc sử dụng chữ ký điện tử hay không? Theo quy định tại khoản 1, điều 23, luật Giao dịch điện tử 2005, khi thực hiện giao dịch điện tử, các bên có thể thỏa thuận về việc:

- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử trong quá trình giao dịch

- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực

- Nếu thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử, các bên có thể lựa chọn các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Như vậy, chữ ký điện tử không bắt buộc sử dụng trong hợp đồng điện tử. Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc có sử dụng hay không. Trong trường hợp các bên thống nhất về việc không sử dụng chữ ký điện tử, các bên hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch điện tử, nhưng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, không vi phạm quy định, điều cấm của pháp luật.

4. Cơ chế hoạt động của chữ ký số hợp đồng

Cơ chế hoạt động của chữ ký số

Chữ ký số được tạo ra bằng cách sử dụng cơ chế mật mã không đối xứng gồm cặp khóa công khai và khóa bí mật.

Quy trình tạo chữ ký số thông thường bao hồm ba thuật toán cơ bản sau đây:

- Tạo khóa: Đây là quá trình tạo ra cặp khóa công khai và khóa bí mật. Khóa công khai dung để mã hóa còn khóa bí mật dùng để giải mã.

- Tạo chữ ký số: Phầm mềm thực hiện tạo chữ ký số bằng một hàm băm một chiều cho dữ liệu điện tử cần ký. Khóa bí mật mã hóa hàm băm. Sau đó mã băm được mã hóa cùng với các thông tin khác để tạo thành chữ ký số.

- Xác minh chữ ký: Người nhận sau khi nhận được dữ liệu cùng với chữ ký số thì có thể sử dụng khóa công khai để giải mã chữ ký và so sánh mã băm của dữ liệu gốc để giải mã. Nếu mã băm của dữ liệu khớp nhau thì chữ ký được xác minh.

Người dùng sử dụng USB token cắm vào máy tính và tiến hành ký số bằng phần mềm hỗ trợ. Nếu ký trên điện thoại, người dùng xác minh bằng CMT/ CCCD hoặc dấu vân tay khi ký số.

5. Những lưu ý khi sử dụng chữ ký số ký hợp đồng điện tử

Hợp đồng đã ký số không thể chỉnh sửa

Một số điểm người dùng cần lưu ý khi sử dụng chữ ký số ký hợp đồng điện tử

- Hợp đồng đã ký số không thể chỉnh sửa

Sau khi đã ký số, nội dung của hợp đồng sẽ không thể thay đổi hay chỉnh sửa. Bởi lẽ khi có sự thay đổi thì nội dung ký số sẽ không hợp lệ và không có giá trị pháp lý.

- Một số loại giấy tờ không có hiệu lực khi sử dụng chữ ký số

Không phải tất cả cá loại hợp đồng ký số đều có giá trị pháp lý. Căn cứ theo quy định về luật giao dịch điện tử thì một số loại giấy tờ dưới đây dù có ký số nhưng sẽ không có giá trị pháp lý

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản

+ Hợp đồng thừa kế

+ Giấy đăng ký kết hôn, ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử

+ Hối phiếu và một số loại giấy tờ có giá trị khác

-  Sử dụng chữ ký số an toàn để ký hợp đồng điện tử

Chữ ký số sử dụng để ký hợp đồng điện tử đảm bảo an toàn bắt buộc phải do một trong các tổ chức dưới đây cung cấp

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện cung cấp chữ ký số chuyên dùng

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn đối với các quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, hợp đồng điện tử đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc nắm bắt các quy định sẽ là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, thuận lợi và đúng các quy định của pháp luật.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Có những hình thức hợp đồng nào? Các hình thức hợp đồng hợp pháp hiện nay


Hợp đồng có điều kiện là gì? Đặc điểm và mục đích của hợp đồng có chứa điều kiện

HopLTT

Tin tức liên quan