✅ Hợp Đồng Có Điều Kiện Là gì? Đặc Điểm Và Mục Đích Của Hợp Đồng Có Chứa Điều Kiện

Hợp đồng có điều kiện là một loại hợp đồng thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Việc tạo điều kiện cho hợp đồng sẽ giúp các bên đảm bảo chắc chắn quyền và nghĩa vụ cần thực hiện. Vậy thế nào là hợp đồng có chứa điều kiện? Đặc điểm và mục đích của loại hợp đồng này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Hợp đồng có điều kiện là gì?

1. Hợp đồng có điều kiện là gì?

Theo quy định tại bộ luật dân sự 2015, hợp đồng có điều kiện là một loại hợp đồng dân sự. Do đó, loại hợp đồng này cũng sẽ là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng, về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền, nghĩa vụ trong giao dịch thực hiện. Ngoài ra, hợp đồng có chứa điều kiện còn phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt của một sự kiến nhất định nào đó.

2. Đặc điểm của hợp đồng có điều kiện

So với hợp đồng thông thường, hợp đồng có điều kiện mang tính đặc thù hơn và có chứa các đặc điểm riêng biệt:

- Hợp đồng được thỏa thuận dựa trên các sự kiện phát sinh trong đời sống. Do đó, hợp đồng này sẽ bị phụ thuộc vào một sự kiện nhất định. Chẳng hạn như việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sự kiện đó.

- Sau khi giao kết, hiệu lực của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào điều kiện, sự kiện do các bên thỏa thuận. Để hợp đồng được thực hiện/thay đổi/chấm dứt thì sự kiện phải phát sinh hoặc chấm dứt. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể giao kết hợp đồng.

So với hợp đồng thông thường, hợp đồng có điều kiện mang tính đặc thù hơn

- Hợp đồng dân sự có điều kiện có thể có đối tượng là:

+ Tài sản

+ Thực hiện /không thực hiện một việc nào đó vì lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng

- Hợp đồng có chứa điều kiện có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù hoặc là hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3.

- Sự kiện được xác lập trong hợp đồng phải chưa xảy ra, xuất hiện và thuộc về tương lai. Sự kiện này phải khác quan, có thể thực hiện, không phải do tưởng tượng và không được thỏa thuận về các sự kiện mà con người không thể thực hiện được.

- Thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm xảy ra hoặc không xảy ra sự kiện.

3. Điều kiện của hợp đồng dân sự có điều kiện

Tương tự như các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng dân sự có điều kiện cũng có các điều kiện về:

Điều kiện về Chủ thể

Trước tiên, chủ thể trong hợp đồng dân sự có điều kiện phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể trong hợp đồng dân sự. Chẳng hạn như các bên chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự. Hợp đồng dân sự sẽ có tối thiểu 2 bên chủ thể, một bên ra điều kiện và một bên chấp thuận, thực hiện các điều kiện đó. Các chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh…

Nếu chủ thể là cá nhân thì hợp đồng do cá nhân ký. Nếu là pháp nhân thì do người đại diện pháp luật hoặc đại diện ủy quyền ký. Khi thực hiện ủy quyền phải có giấy ủy quyền. Các bên chủ thể trong hợp đồng dân sự có điều kiện sẽ có quyền/ trách nhiệm và phải thực hiện các quyền, trách nhiệm cơ bản của chủ thể.

Tương tự như các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng có điều kiện cũng có điều kiện về chủ thể

Điều kiện về mục đích, nội dung

Trước hết, nội dung của hợp đồng dân sự có điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không trái với những điều mà pháp luật cấm. Đồng thời, nội dung không được trái với các đạo đức, xã hội.

Hợp đồng cần có mục đích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, mục đích sẽ khác với động cơ xác lập hợp đồng. Trong đó, mục đích là cơ sở để các bên chủ thể xác lập việc thực hiện hợp đồng có điều kiện có hiệu lực hay không có hiệu lực. Động cơ được hiểu là yếu tố thúc đẩy các bên tham gia xác lập hợp đồng. Nếu không có động cơ thì không có hợp đồng. Cho nên, đây là yếu tố đương nhiên phải có. Mục đích của hợp đồng phải được xác định cụ thể còn động cơ thì có thể xác định hoặc không.

Trong khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể không đạt được động cơ đề ra ban đầu. Điều này không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, nếu mục đích không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đạt được thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Mục đích của hợp đồng cũng không được vi phạm pháp luật, trái đạo xã hội hoặc xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc những lợi ích hợp pháp của những người khác.

Hợp đồng không được vi phạm các điều cấm của luật

Điều kiện về sự tự nguyên tham gia

Hiện nay, pháp luật Việt Nam luôn đề cao sự tự nguyện, tự do ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Hợp đồng phải thể hiện được ý chí của chủ thể. Đây là điều kiện để hợp đồng phát sinh hoặc hủy bỏ.

Khi thỏa thuận hợp đồng, các bên có thể do do lựa chọn, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, điều kiện kèm theo. Việc thỏa thuận này phải được sự tự nguyện đồng ý của các bên và phải khách quan, công bằng. Trong trường hợp một bên nhầm lẫn/bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì hợp đồng sẽ vô hiệu.

Điều kiện về hình thức

Hình thức cũng là một trong những điều kiện quan trọng của hợp đồng có điều kiện. Đây là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Theo quy định hiện hành của bộ luật dân sự 2015, hình thức đã được tách riêng khỏi các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Và hình thức chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu trường hợp đó được pháp luật quy định cụ thể. Chẳng hạn như hợp đồng chuyển giao công nghệ, theo quy định của pháp luật, hợp đồng này bắt buộc phải lập thành văn bản. Nếu không được lập thành văn bản, hợp đồng sẽ không có hiệu lực.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về hợp đồng có điều kiện. Hiện nay, hợp đồng có điều kiện đang được giao kết và thiết lập phổ biến trong đời sống xã hội. Khi giao kết hợp đồng này, hãy lưu ý về các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, có giá trị pháp luật nhé.

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

MinhNH

Tin tức liên quan