Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Phân biệt việc hủy bỏ hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự

Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong các chế tài thương mại có hậu quả pháp lý nặng nề nhất trong quan hệ của hợp đồng thương mại. Vậy hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Hủy bỏ hợp đồng thương mại theo Luật thương mại và luật Dân sự có khác nhau? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của eCONTRACT nhé.

1. Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì?

Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là hợp đồng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên với mục đích sinh lời bao gồm các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại mang tính sinh lời khác.

Hủy bỏ hợp đồng là chế tài pháp lý mà hậu quả của nó là làm cho nội dung của hợp đồng bị hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực.

Căn cứ theo quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005, hủy bỏ hợp đồng thương mại được định nghĩa:

"Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng

1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực."

Hủy bỏ hợp đồng thương mại sẽ căn cứ theo Luật thương mại 2005 và bộ luật Dân sự 2015, một số luật khác có liên quan.

2. Quy định về hủy bỏ hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005

Quy định hủy bỏ hợp đồng thương mại theo luật Thương mại 2005

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005 gồm:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận

Các bên khi tham gia hợp đồng chỉ cần vi phạm 1 hoặc 1 số điều khoản nào đó được cho là quan trọng trong hợp đồng mà điều khoản đó khi vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bên còn lại thì sẽ là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thương mại.

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng:

Để cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản thì một bên không thực hiện một nghĩa vụ khiến mục đích của bên còn lại không đạt được khi giao kết hợp đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm cơ bản của hợp đồng gồm:

+ Thiệt hại xảy ra

+ Nguyên nhân gây ra thiệt hại

+ Mục đích giao kết hợp đồng

+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và thiệt hại khi xảy ra

Các trường hợp không được coi là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng và không áp dụng chế tài thương mại này gồm:

- Trừ các bên có thỏa thuận khác, khi một vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không cấu thành vi phạm cơ bản thì không được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng

- Hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại điều 294 của bộ luật này.

Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng theo Luật Thương mại 2005:

- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

- Các bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì có quyền đòi lại lợi ích

- Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường.

3. Quy định hủy bỏ hợp đồng thương mại trong Bộ luật Dân sự 2015

Quy định khi hủy bỏ hợp đồng thương mại theo Bộ luật Dân sự 2015

Dưới đây là một số điều kiện hủy bỏ hợp đồng thương mại theo Bộ luật Dân sự 2015:

- Hủy bỏ hợp đồng thương mại mà không cần phải bồi thường bao gồm:

+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận

+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng

+ Trường hợp khác do luật quy định

- Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

+ Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

+ Do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định.

- Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị hỏng, bị mất

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản quy định trong hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

- Khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ giống với hợp đồng vô hiệu

4. Phân biệt hủy bỏ hợp đồng thương mại theo luật thương mại và bộ luật dân sự

Hủy hợp đồng thương mại theo luật thương mại 2005 và theo bộ luật dân sự 2015 có gì khác nhau

Tiêu chí

Luật Thương mại

Luật Dân sự

Căn cứ pháp lý

Điều 312 Luật Thương mại 2005

Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015

Phân loại

Bao gồm: hủy bỏ hợp đồng toàn phần và hủy bỏ hợp đồng từng phần

Không phân biệt

Căn cứ phát sinh

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Bên kia vi phạm điều kiện mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.

Trường hợp khác do luật quy định.

 

Trên đây là các nội dung liên quan đến hủy bỏ hợp đồng thương mại và phân biệt việc hủy bỏ hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ):  0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Vi phạm hợp đồng thương mại là gì? Các loại vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế mới nhất

HopLTT

 

Tin tức liên quan