Vi phạm hợp đồng thương mại là gì? Các loại vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng thương mại và các trách nhiệm pháp lý trong vi phạm hợp đồng thương mại luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
Căn cứ theo khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định:
“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.
Như vậy có thể hiệu vi phạm hợp đồng thương mại là một hoặc các bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại thì các bên có thể vi phạm một hoặc nhiều nghĩa vụ trong hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra khi hợp đồng giao kết hợp pháp và vẫn còn hiệu lực.
2. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại năm 2024
Căn cứ theo điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại khi kết quả giám định sai.
Riêng trường hợp kết quả giám định sai thì việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý thì mức phạt do các bên tự thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
- Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định là sai hay lỗi.
3. Các loại vi phạm hợp đồng thương mại
Các loại vi phạm hợp đồng thương mại
Có rất nhiều hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại. Căn cứ theo nguyên nhân vi phạm mà người ta phân loại vi phạm hợp đồng thương mại thành 2 loại sau:
3.1 Vi phạm hợp đồng thương mại do hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng
Đây là một trong những nguyên nhân nhiều nhất dẫn đến vi phạm hợp đồng. Một số biểu hiện cụ thể như:
+ Chủ thể không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng
+ Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
+ Chủ thể không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do thuyết phục.
3.2 Vi phạm hợp đồng thương mại do vi phạm quy định của pháp luật
Ở nhóm vi phạm này thường khó nhận ra ngay sau khi ký hợp đồng mà thường được phát hiện sau một thời gian thực thi hợp đồng hoặc khi có phát sinh tranh chấp.
Một số biểu hiện của vi phạm quy định pháp luật khi thực hiện hợp đồng như sau:
+ Chủ thể giao kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi hay thẩm quyền để ký kết hợp đồng
+ Vi phạm về hình thức của hợp đồng
+ Vi phạm về đối tượng hợp đồng bị pháp luật nghiêm cấm
+ Hợp đồng thiếu các nội dung cơ bản mà pháp luật quy định
+ Hợp đồng không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và trung thực.
4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng
Căn cứ theo điều 292 của bộ luật thương mại , trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng bao gồm:
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
+ Phạt vi phạm.
+ Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Huỷ bỏ hợp đồng.
+ Một số biện pháp khác do các bên thỏa thuận
Nếu chế tài không thể thỏa thuận được thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận để áp dụng hoặc đơn phương để áp dụng.
5. Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Một số biện pháp để xử lý vi phạm hợp đồng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
5.1 Thương lượng - Hòa giải
Việc thương lượng và hòa giải luôn được khuyến khích áp dụng khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra nhằm giải quyết sự việc một cách nhẹ nhàng nhất
Phương án hòa giải thương lượng nếu đạt được kết quả sẽ đem lại nhiều lợi ích và làm hài lòng cho các bên tranh chấp.
Việc thương lượng hòa giải chỉ đạt thiện chí khi việc vi phạm, tranh chấp do nguyên nhất khách quan hay những hiểu lầm đơn giản về nội dung hợp đồng.
5.2 Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đây là biện pháp bất đắc dĩ phải áp dụng nhưng để hạn chế hậu quả nếu vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng gây ra thì có thể đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Nếu khi áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì không phải bồi thường thiệt hại.
5.3 Yêu cầu tòa án hoặc trọng tài kinh tế giải quyết
+ Khi việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn nhất định.
+ Biện pháp này là cần thiết và hữu hiệu bởi Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên nên có hiệu lực pháp lý mang tính chất bắt buộc.
+ Khi yêu cầu tòa án hoặc Trọng tài kinh tế giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.
5.4 Đề nghị cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
+ Trường hợp này được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc khi thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.
+ Việc lừa đảo được thể hiện qua hành vi gian dối với ý định từ trước khi ký kết hợp đồng.
+ Việc lạm dụng tín nhiệm thì ý định chiếm đoạt sảy sau khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Nếu có đủ cơ sở, dữ liệu thì các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
Trên đây là khái niệm về vi phạm hợp đồng thương mại và các nội dung liên quan đến vi phạm hợp đồng. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý để tránh những hậu quả thiệt hại về tài chính.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Là Gì? Quy Định Về Ký Hợp Đồng Lao Động Điện Tử
Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
HopLTT