Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu hợp đồng tín dụng phổ biến nhất hiện nay
Hợp đồng tín dụng được lập ra nhằm mục đích vay vốn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn các nội dung liên quan đến hợp đồng tín dụng.
1. Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại…) với các cá nhân, tổ chức về vấn đề cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tín dụng mang bản chất của hợp đồng cho vay tài sản. Trong đó bên vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật còn bên vay là các tổ chức, cá nhân…
2. Nội dung cơ bản của Hợp đồng tín dụng
Nội dung cơ bản của Hợp đồng tín dụng
Một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin của tổ chức tín dụng cho vay: Bao gồm các thông tin chính xác về tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp.
- Thông tin của bên vay: Bao gồm tên, CCCD, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…
- Số tiền cho vay là bao nhiêu
- Mục đích sử dụng vốn vay để làm gì
- Loại đồng tiền cho vay và trả nợ
- Phương thức cho vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay
- Quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng tín dụng
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho vay
- Xử lý, phạt vi phạm cho vay nếu không tuân thủ theo các nội dung đã được thống nhất từ trước trong hợp đồng.
- Hiệu lực của hợp đồng tín dụng
3. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
- Hợp đồng tín dụng sẽ có một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại là tổ chức, cá nhân
- Hình thức của hợp đồng tín dụng bắt buộc bằng văn bản
- Hợp đồng tín dụng có tính chất rủi ro cao vì hợp đồng có giá trị tiền lớn.
4. Điều kiện hợp đồng tín dụng có hiệu lực
Căn cứ theo quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng tín dụng có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Các bên tham gia hợp đồng tín dụng phải có đủ năng lực và hành vi dân sự
- Hợp đồng được ký kết dựa trên sự đồng thuận, tự nguyện, bình đẳng giữa các bên tham gia. Tuyệt đối không có sự lừa gạt, cưỡng ép khi ký kết hợp đồng.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội
5. Mẫu hợp đồng tín dụng ngân hàng
Mẫu hợp đồng tín dụng ngân hàng
Hiện nay có nhiều mẫu văn bản hợp đồng tín dụng ngân hàng khác nhau, tuy nhiên các mẫu hợp đồng tín dụng đều phải đảm bảo các nội dung cơ bản đã được nêu ở trên.
Dưới đây là mẫu hợp đồng tín dụng ngân hàng Vietcombank, MBbank, Agribank phổ biến nhất hiện nay:
>>> Tải mẫu hợp đồng tín dụng ngân hàng TẠI ĐÂY
6. Hợp đồng tín dụng có cần phải công chứng không?
Theo quy định của các bộ luật hiện hành thì một số văn bản bắt buộc phải có công chứng bao gồm:
+ Hợp đồng mua bán nhà ở
+ Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
+ Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực
+ Hợp đồng thế chấp nhà ở
+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại
+ Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Như vậy thì hợp đồng tín dụng không bắt buộc phải công chứng. Một số trường hợp vẫn cần công chứng hợp đồng tín dụng nếu có yêu cầu từ các bên. Điều này góp phần đảm bảo tính pháp lý tốt hơn của hợp đồng và tránh những tranh chấp xảy ra.
7. So sánh hợp đồng tín dụng và hợp đồng cho vay tài sản
Điểm khác biệt giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng cho vay tài sản
Hợp đồng tín dụng và hợp đồng cho vay tài sản đều là hợp đồng cho vay đối với tổ chức, cá nhân cho nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên có tính chất tương đối giống nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau thì 2 loại hợp đồng này vẫn có những điểm khác biệt cơ bản.
Tiêu chí phân biệt |
Hợp đồng tín dụng |
Hợp đồng vay tài sản |
Cơ sở pháp lý |
- Luật Các tổ chức tín dụng 2010 - Thông tư 39/2016/TT-NHNN |
- Bộ luật Dân sự 2015 |
Hình thức |
- Bắt buộc bằng văn bản |
- Bằng lời nói - Bằng văn bản. |
Đối tượng |
- Đối tượng luôn luôn là tiền. |
- Tài sản bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá. |
Chủ thể |
- Bên cho vay là tổ chức tín dụng - Bên vay là cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện vay theo quy định. |
- Cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. |
Phân loại |
Bao gồm các loại hợp đồng: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn |
Bao gồm các loại hợp đồng: - Có kỳ hạn - Không kỳ hạn |
Lãi suất |
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. |
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. (có thể có lãi hoăc không có lãi). - Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. |
Quyền và nghĩa vụ các bên |
- Nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay được thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đi vay. |
- Bên cho vay và bên đi vay thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình song song và bình đẳng với nhau |
Tính rủi ro |
- Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. - Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác. |
- Nguy cơ rủi ro chia đều cho cả hai bên, thường ít rủi ro hơn. |
Trên đây là khái niệm hợp đồng tín dụng là gì và những nội dung liên quan đến hợp đồng tín dụng. Nếu có bất kỳ thông tin thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Là Gì? Quy Định Về Ký Hợp Đồng Lao Động Điện Tử
Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
HopLTT