Hợp đồng nhà giáo là gì? Quy định về nội dung của hợp đồng nhà giáo

Những quy định mới về hợp đồng nhà giáo trong dự thảo luật nhà giáo mới nhất ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

1. Hợp đồng nhà giáo là gì?

Hợp đồng nhà giáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 dự thảo Luật Nhà giáo như sau:

Hợp đồng nhà giáo bao gồm:

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và không xác định thời hạn áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

2. Quy định về nội dung của hợp đồng nhà giáo

Quy định về nội dung trong hợp đồng nhà giáo

Hợp đồng nhà giáo tại điều 23 dự thảo Luật nhà giáo quy định về nội dung như sau:

- Tên, địa chỉ của cơ sở giáo dục, người đứng đầu

- Tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh của người được tuyển dụng, chứng chỉ ngành nghề nhà giáo, chức danh, số CCCD/CMT/Hộ chiếu

- Công việc, vị trí làm việc, địa điểm làm việc

- Quyền và nghĩa vụ các bên

- Chế độ thăng tiến, thời hạn chấm dứt hợp đồng

- Chế độ tiền lương, thưởng và các đãi ngộ khác

- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

- Điều kiện làm việc liên quan đến bảo hộ lao động

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Hiệu lực hợp đồng

- Một số cam kết khác gắn với đặc điểm, tính chất công việc, phương thức giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng nhà giáo được lập thành 3 bản, trong đó 1 bản giao cho nhà giáo, 2 bản do cơ sở giáo dục lưu trữ phục vụ cho công tác quản lý.

3. Quy định về thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng nhà giáo
 

Quy định về trường hợp thay đổi nội dung, ký kết tiếp hay chấm dứt hợp đồng nhà giáo

Căn cứ theo điều 24 dự thảo luật nhà giáo quy định về thay đổi nội dung hợp đồng, ký kết tiếp hay chấm dứt hợp đồng nhà giáo như sau:

- Trong thời gian thực hiện hợp đồng nhà giáo, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày.

Nếu nội dung thay đổi được chấp thuận thì tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung và ký kết phụ lục hợp đồng nhà giáo.

Trong thời gian làm thủ tục sửa đổi hợp đồng thì các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng nhà giáo đã thỏa thuận trước đó.

- Đối với hợp đồng nhà giáo xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng 15 ngày thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phải có đánh giá mức độ hoàn thành công việc và quyết định ký kết tiếp hay chấm dứt hợp đồng nhà giáo.

- Tạm hoãn thực hiện, chấm dứt hợp đồng nhà giáo thực hiện theo quy định của Pháp luật

- Khi nhà giáo chuyển công tác đến đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng nhà giáo với người đứng đầu cơ sở giáo dục đào tạo và được giải quyết các chính sách theo quy định.

- Trong trường hợp nhà giáo đang thực hiện chế độ hợp đồng không xác định thời hạn của cơ sở giáo dục công lập thì khi chuyển đến cơ sở giáo dục công lập mới được ký lại hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu thuộc số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao của cơ sở mới.

4. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo

Trường hợp nào thì cơ sở giáo dục được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo

Căn cứ theo điều 25 dự thảo Luật Nhà giáo quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo gồm:

- Cơ sở giáo dục đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo trong trường hợp:

+ Nhà giáo có 2 năm liên tiếp bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

+ Nhà giáo bị buộc thôi việc, sa thải

+ Nhà giáo làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục hoặc hợp đồng xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 6 tháng liên tục mà vẫn chưa phục hồi để làm việc.

+ Lý do bất khả kháng theo quy định của chính phủ

+ Khi cơ sở giáo dục ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thông báo cho nhà giáo:

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo trong trường hợp:

+ Nhà giáo bị ốm đau, tai nạn đang điều trị bệnh

+ Nhà giáo đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các trường hợp được phép nghỉ khác theo quy định

+ Nhà giáo nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi

- Nhà giáo có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

+ Không được bố trí đúng công việc trong hợp đồng, không đảm bảo địa điểm và điều kiện công việc đã thỏa thuận

+ Không được trả lương đầy đủ theo thời hạn hợp đồng

+ Bị ngược đãi, cưỡng bức lao động

+ Nhà giáo phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh

+ Nhà giáo ốm đau hoặc tai nạn đã điều trị 3 tháng liên tục mà sức khỏe chưa hồi phục

- Nhà giáo làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải có thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu cơ sở giáo dục ít nhất 15 ngày. Nếu thuộc quy định tại điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 25 thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

Trên đây là tổng hợp những quy định mới nhất về hợp đồng nhà giáo theo dự thảo luật nhà giáo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ):  0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Hợp đồng điện tử có hợp pháp không? Quy trình giao kết hợp đồng điện tử

Quy định hợp đồng điện tử từ ngày 01/07/2024 theo luật giao dịch điện tử có gì thay đổi?

HopLTT

Tin tức liên quan