Hợp đồng điện tử có hợp pháp không? Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
Sự ra đời của hợp đồng điện tử mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đơn giản hóa quy trình ký kết hợp đồng. Hợp đồng điện tử có hợp pháp không? Quy trình giao kết hợp đồng điện tử ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau:
“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”
Như vậy có thể hiểu đơn giản hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông tin sẽ được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động như:
+ Phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin và phương tiện hoạt động trên công nghệ thông tin
+ Công nghệ điện, điện tử, từ tính, kỹ thuật số, quang học…
+ Một số phương tiện điện tử khác.
2. Hợp đồng điện tử có hợp pháp không?
Hợp đồng điện tử được công nhận tính pháp lý như hợp đồng giấy
Căn cứ theo quy định tại Luật giao dịch điện tử 2023, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng giấy truyền thống.
“Hợp đồng điện tử vẫn được công nhận giá trị pháp lý giống như hợp đồng văn bản thông thường dù không có sự can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể hay vào hợp đồng.”
“Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng điện tử mặc dù được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử nhưng hợp đồng điện tử hoàn toàn hợp pháp, được thừa nhận theo pháp luật Việt Nam và được sử dụng làm chứng cứ khi một trong các bên tham gia không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam được coi là hợp pháp khi nội dung của hợp đồng tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Nội dung của hợp đồng phải được giữ trọn vẹn, không có thay đổi ngoại trừ một số trường hợp phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu của hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng điện tử có thể mở, đọc, xem bằng các phương pháp mã hóa hợp pháp mà các bên tham gia thỏa thuận trước đó.
3. Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử
Căn cứ theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng điện tử có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ một số trường hợp thỏa thuận khác giữa các bên hoặc theo thời điểm mà pháp luật quy định.
Có 3 thời điểm để xác định hợp đồng điện tử có hiệu lực:
+ Thời điểm ký kết hợp đồng
+ Thời điểm thỏa thuận giữa các bên
+ Thời điểm do pháp luật quy định
3.1 Thời điểm giao kết hợp đồng
Sau khi các bên đã đạt được sự thống nhất về nội dung cơ bản của hợp đồng thì đây chính là thời điểm thực hiện giao kết hợp đồng. Lúc này hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp lý, các bên tham gia hợp đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ theo nội dung thỏa thuận.
Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm mà bên đưa ra đề nghị giao kết nhận được chấp nhận giao kết của bên kia.
3.2 Thời điểm do các bên tự thỏa thuận
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng có thể được xác định là thời điểm do các bên tự thỏa thuận có hiệu lực trong hợp đồng điện tử.
Thời điểm hợp đồng điện tử có hiệu lực có thể là trước, sau hoặc trùng với thời điểm giao kết hợp đồng.
3.3 Thời điểm do pháp luật Việt Nam quy định
Một số trường hợp cụ thể, Pháp luật quy định về thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Đối với hợp đồng thương mại điện tử, nếu các bên không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết là trong vòng 12 tiếng kể từ khi gửi đề nghị giao kết.
4. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
Căn cứ theo quy định tại Điều 35, Luật Giao dịch điện tử 2023 về giao kết hợp đồng điện tử như sau:
“Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Quy trình giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện theo 3 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Thiết lập đề nghị giao kết hợp đồng điện tử
Để thiết lập đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, bên đề nghị giao kết cần thực hiện các công việc sau:
- Đăng nhập hệ thống hợp đồng điện tử đã được cài đặt trên thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại thông minh…
- Thực hiện tạo lập hợp đồng: Bên đề nghị giao kết cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá thành, thanh toán, các điều khoản chính sách, quyền và nghĩa vụ các bên… dựa trên thỏa thuận của các bên.
- Tạo lập luồng ký: Bên đề nghị giao kết tiến hành tạo lập luồng ký gồm: yêu cầu ký, vị trí ký, chủ thể ký… để xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng điện tử.
- Ký số: Bên đề nghị giao kết ký số vào các vị trí của mình để xác minh và bảo mật nội dung hợp đồng.
- Gửi hợp đồng điện tử cho bên được đề nghị: Bên được đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tiến hành kiểm tra lại các thông tin trong hợp đồng với các thỏa thuận trước đó xem đã đúng hay chưa rồi mới tiến hành ký kết.
Bước 2: Bên được đề nghị xác nhận nội dung và phản hồi đề nghị giao kết
Sau khi nhận được hợp đồng của bên đề nghị giao kết qua email, bên được đề nghị giao kết cần truy cập trực tiếp vào đường link hợp đồng điện tử để kiểm tra các điều khoản, nội dung trong hợp đồng.
+ Nếu đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng thì tiến hành xác nhận việc giao kết hợp đồng bằng cách ký số hợp đồng điện tử
+ Nếu không đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng thì không thực hiện ký số mà sẽ gửi đề nghị chỉnh sửa hợp đồng cho bên đề nghị giao kết.
Những yêu cầu chỉnh sửa hợp đồng điện tử sẽ được ghi nhận và thông báo đến bên đề nghị giao kết thông qua hệ thống điện tử, đảm bảo các bên kiểm soát được nội dung đã sửa đổi so với bản gốc ban đầu.
Bước 3: Hoàn tất giao kết và thực hiện hợp đồng
Cuối cùng, sau khi thống nhất tất cả các nội dung trong hợp đồng điện tử thì bên được đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tiến hành ký số. Hệ thống sẽ có thông báo hợp đồng điện tử được thiết lập thành công, hoàn tất việc ký kết hợp đồng giữa các bên tham gia.
Hợp đồng điện tử được mã hóa thông tin và lưu trữ trên phương tiện điện tử, giúp bảo mật thông tin, tránh thất lạc và tìm kiếm dễ dàng.
Hiện nay, giao kết hợp đồng điện tử là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp thời đại 4.0. Sử dụng hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 90% chi phí, thời gian, tăng tính cạnh tranh và bứt phá trên thị trường hiện nay.
Để biết thêm thông tin chi tiết về hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT cũng như giải đáp các thắc mắc hợp đồng điện tử có hợp pháp không?, Quý khách hàng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 061 221
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp đồng giao sau là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng giao sau
Dự thảo hợp đồng là gì? Dự thảo hợp đồng có phải ký đóng dấu không?
HopLTT