Hợp đồng giao sau là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) ngày càng trở nên phổ biến , giúp các bên thỏa thuận về hàng hóa, dịch vụ xảy ra trong tương lai với mức giá được định trước tại thời điểm ký hợp đồng. Vậy hợp đồng giao sau có những đặc điểm gì? Thanh toán hợp đồng giao sau được thực hiện ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

1. Hợp đồng giao sau là gì?

Hợp đồng giao sau là gì?

Hợp đồng giao sau hay còn gọi là hợp đồng tương lai là loại hợp đồng giúp 2 bên cam kết về hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận mua bán xảy ra trong tương lai với mức giá được xác định ngay từ khi tạo lập và giao kết hợp đồng.

Hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) được coi là một cách để bảo vệ giá trị của hàng hóa, dịch vụ, giảm thiểu rủi ro khi có biến động giá.

2. Phân loại hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau về hàng hóa hiện nay là phổ biến nhất

Một số loại hợp đồng tương lai (hợp đồng giao giao sau) phổ biến hiện nay như:

- Hợp đồng giao sau hàng hóa cơ bản như:

+ Năng lượng: xăng, dầu khí, dầu thô, điện…

+ Kim loại: Vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm…

+ Nông nghiệp: gạo, ngô, lúa mì, gia súc, gia cầm…

+ Thủy hải sản: Cá, tôm, cua….

- Hợp đồng tài chính tương lai

+ Tiền tệ: VNĐ/ USD, EUR/USD….

+ Lãi suất: LIBOR, Eurodollar…

- Hợp đồng giao sau chứng khoán

- Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

+ Trái phiếu chính phủ đang được giao dịch trên thị trường

+ Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu chính phủ

- Một số hợp đồng giao sau khác: Bất động sản, phát thải khí nhà kính.

Nhìn chung, hợp đồng giao sau về hàng hóa là phổ biến nhất, tiếp theo đó là hợp đồng tương lai về tài chính. Hợp đồng giao sau bất động sản cũng ngày càng được sử dụng phổ biến.

3. Quy định về hợp đồng giao sau

Đặc điểm của hợp đồng giao sau

3.1 Đặc tính của hợp đồng giao sau

Hợp đồng tương lai có những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Tính hợp đồng

Hợp đồng giao sau có tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên tham gia tương tự như các loại hợp đồng khác.

Các bên khi tham gia ký kết hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định rõ trong hợp đồng

Hợp đồng giao sau được niêm yết và giao dịch công khai, minh bạch trên các sàn giao dịch.

- Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa đối với các điều khoản được quy định trong hợp đồng về khối lượng, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời điểm giao nhận hàng, thời điểm thanh toán…

Việc chuẩn hóa các thông tin trong hợp đồng, đặc biệt là đơn giá sẽ giúp giảm thiểu được tranh chấp giữa các bên.

- Tính thanh khoản

Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao do chủ yếu giao dịch trên các sàn giao dịch phái sinh với khối lượng giao dịch lớn.

Đặc tính thanh khoản của hợp đồng giao sau giúp giảm thiểu rủi ro thị trường cho các nhà đầu tư.

- Tính đòn bẩy

Hợp đồng giao sau mang tính chất đòn bẩy bởi nhà đầu tư chỉ cần đặt cọc một số tiền nhỏ để giao dịch hợp đồng trong tương lai có giá trị lớn hơn rất nhiều. Thông qua đó nhà đầu tư có thể kiếm được số tiền lợi nhuận lớn hơn nhiều lần so với số vốn bỏ ra bàn đầu.

Tính đòn bẩy càng cao thì khả năng rủi ro đi kèm cũng càng cao. Nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu nếu giá tài sản biến động mạnh.

- Tính phòng ngừa rủi ro

Hợp đồng giao sau được sử dụng làm cơ sở để phòng ngừa rủi ro biến động giá tài sản cơ sử. Đây sẽ là lợi thế cho những người biết lường trước được tình hình thị trường, có tính toán về sự tăng giảm giá trị của tài sản để mua vào bán ra một cách có lợi nhuận nhất.

Ngoài ra hợp đồng tương lai cũng dùng để phòng ngừa rủi ro trước sự thay đổi lãi suất hay tỷ giá hối đoái.

3.2 Thanh toán hợp đồng giao sau

Thanh toán hợp đồng tương lai bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển giao vật chất

Thanh toán hợp đồng giao sau sử dụng 2 cơ chế chính là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán bằng chuyển giao vật chất.

- Thanh toán bằng tiền

Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất của hợp đồng giao sau. Vào ngày đáo hạn, bên mua sẽ thanh toán cho bên bán số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng và bên bán sẽ bàn giao tài sản cho bên mua

Các bên thực hiện nghĩa vụ bù trừ khoản chênh lệch (nếu có). Nếu giá trị của hợp đồng tăng thì bên mua sẽ phải thanh toán thêm tiền cho bên bán. Nếu giá trị hợp đồng giảm thì bên bán phải hoàn trả lại tiền cho bên mua

- Thanh toán theo hình thức chuyển giao vật chất

Hình thức thanh toán bằng chuyển giao vật chất thường sử dụng trong hợp đồng giao sau hàng hóa cơ bản. Cụ thể bên mua trả tiền và nhận tài sản từ bên bán. Bên bán giao tài sản và nhận tiền.

4. Những rủi ro có thể gặp phải khi giao kết hợp đồng giao sau

Những rủi ro khi giao kết hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai)

Tương tự như các sản phẩm chứng khoán trên thị trường, hợp đồng giao sau có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro. Người tham gia cần hiểu rõ được các dạng rủi ro để từ đó có những biện pháp, lựa chọn đầu tư cho phù hợp.

- Rủi ro từ hiệu ứng đòn bẩy

Hiệu ứng đòn bẩy chỉ có ích khi dự báo của nhà đầu tư về hợp đồng giao sau đúng với biến động giá tài sản cơ sở. Trong trường hợp dự báo không chính xác, thua lỗ sẽ xảy ra và mức độ thua lỗ sẽ dựa trên tỷ lệ phần trăm trên số vốn đầu tư ban đầu cao hơn nhiều lần so với thị trường cơ sở.

- Rủi ro khi yêu cầu ký quỹ chung

Nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ càng về tài chính để đảm bảo vị thế của mình trên thị trường, tránh những rủi ro xảy ra do thua lỗ , phá sản.

- Rủi ro giảm gia tăng lợi nhuận

Hợp đồng giao sau có thể hạn chế những thiệt hại xảy ra do giá thị trường giảm sâu. Tuy nhiên khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi cho nhà đầu tư, thì họ cũng không đươc tận dụng cơ hội đó để gia tăng lợi nhuận cho mình.

- Rủi ro về thị trường

Thị trường chứng khoán phái sinh thường có nhiều biến động, giá của cổ phiếu cũng thay đổi liên tục làm cho nhà đầu tư gặp bất lợi trong việc dự đoán xu hướng giá của hợp đồng giao sau.

- Rủi ro về tính pháp lý

Khung hành lang pháp lý của sản phẩm chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau) còn chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều biện pháp giải quyết phát sinh chưa rõ ràng nên hợp đồng giao sau tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý cho nhà đầu tư.

- Rủi ro về tính thanh khoản

Các yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng tài chính, thảm họa thiên nhiên có thể ảnh hưởng phần nào, gây nên các khoản thua lỗ tạm thời do mất tính thanh khoản.

- Rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống

5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá cả tài sản cơ sở nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau sẽ tương tự như hợp đồng kỳ hạn.

- Nhà đầu tư bán hợp đồng giao sau trong trường hợp họ sở hữu tài sản và mua hợp đồng giao sau khi họ cần mua tài sản và ấn định giá ngay tại thời điểm đó.

- Nhà đầu tư tính toán được mức giá bán, chi phí, doanh thu theo hợp đồng giao sau để chủ động lên kế hoạch kinh doanh cho hợp lý.

Trên đây là tổng hợp những quy định mới nhất về hợp đồng giao sau và các phương thức thanh toán của hợp đồng tương lai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với Quý độc giả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ):  0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng từ 1/7/2023

Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam

HopLTT

Tin tức liên quan