Những điều cần biết về hợp đồng điện tử nước ngoài và những lưu ý khi giao kết

Hợp đồng điện tử nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh thương mại điện tử toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Những quy định về hợp đồng điện tử nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

1. Quy định về hợp đồng điện tử nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về hợp đồng điện tử nước ngoài tại Việt Nam

1.1 Quy định về giá trị pháp lý

Hợp đồng điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý tại Việt Nam dựa trên Luật mẫu về Chữ ký Điện tử của UNCITRAL.

Hợp đồng điện tử nước ngoài được công nhận giá trị pháp lý khi thỏa mãn điều kiện sau:

- Hợp đồng có đầy đủ chữ ký số của các bên do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;

- Hợp đồng đảm bảo độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin trong hợp đồng điện tử.

1.2 Quy định về giao kết hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài được quy định tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Cụ thể:

- Nguyên tắc tự do giao kết: Các bên có quyền tự do thỏa thuận về nội dung, hình thức giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài.

- Nguyên tắc bình đẳng thiện chí: Các bên tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

- Nguyên tắc đảm bảo an toàn giao dịch: Đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến hợp đồng điện tử, tránh truy cập trái phép, thay đổi, xóa, hủy thông tin.

1.3 Quy định về chủ thể giao kết

Chủ thể giao kết trong hợp đồng điện tử nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:

- Cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Năng lực hành vi dân sự phải phù hợp với hợp đồng đã được thiết lập

- Giao kết hợp đồng dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan

- Cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về tính xác thực thông tin mình cung cấp.

2. Quy định về hợp đồng điện tử ở một số nước trên thế giới

Quy định về hợp đồng điện tử nước ngoài ở một số quốc gia trên thế giới

2.1 Hợp đồng điện tử ở Mỹ

Luật hợp đồng điện tử ở Mỹ có 2 đạo luật quan trọng nhất là đạo luật thống nhất về giao dịch điện tử và đạo luật chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế.

Mỹ không có một đạo luật quốc gia riêng cho hợp đồng điện tử trên mạng, mà các quy định thường do từng bang quy định.

Các bang ở Mỹ cũng đang tích cực xây dựng luật và quy định riêng về thương mại điện tử và ban hành quy định về giao kết hợp đồng trực tuyến.

2.2 Hợp đồng điện tử tại Trung Quốc

Hợp đồng điện tử tại Trung Quốc đã chính thức được công nhận về việc sử dụng thông điệp dữ liệu gồm email, fax, các hình thức điện tử khác từ năm 1999.

Đến năm 2004, Việc sử dụng chữ ký điện tử đã được xác nhận với sự hợp pháp của hợp đồng điện tử.

Điều 469 trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc cũng cho phép hợp đồng có thể ký kết bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu, và chúng được coi là dạng văn bản.

3. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài

Lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài để tránh rủi ro về pháp lý

Giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Khi tham gia giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần lưu ý một số điểm sau:

- Nắm rõ quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử trong và ngoài nước:

Quy định pháp luật về hợp đồng điện tử của các nước trên thế giới nhìn chung tương đồng nhau và đều thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.

Tuy nhiên tại mỗi quốc gia khác nhau vẫn có một số điểm khác biệt nên cần tìm kiểu kỹ để tránh rủi ro pháp lý.

- Tìm hiểu kỹ đối tác:

Các bên cần thu thập thông tin đầy đủ về đối tác gồm tên, địa chỉ, SĐT… của đối tác cũng như hoạt động kinh doanh, uy tín của đối tác.

Ngoài ra các bên có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn uy tín.

- Lựa chọn đơn vị cung cấp hợp đồng điện tử nước ngoài uy tín.

Bên thứ 3 chính là tổ chứng chứng thực chữ ký số. Cần ưu tiên lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao kết hợp đồng điện tử nước ngoài như EFY Việt Nam để đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng.

Trên đây là những điều cần biết về hợp đồng điện tử nước ngoài tại Việt Nam và trên thế giới. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ):  0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Hợp đồng điện tử có hợp pháp không? Quy trình giao kết hợp đồng điện tử

Chứng thực hợp đồng điện tử EFY-CeCA là gì? Thông tin toàn vẹn, an toàn, bảo mật với hợp đồng có chứng thực CeCA

HopLTT

Tin tức liên quan