Hợp đồng đặt cọc và những quy định hiện hành năm 2023
Hợp đồng đặt cọc là một trong những hình thức hợp đồng quan trọng trong các giao dịch kinh tế. Khái niệm hợp đồng đặt cọc là gì? Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực dựa trên những điều kiện nào? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Pháp luật hiện nay quy định về mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc? Những nội dung này sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT.
1. Khái niệm hợp đồng đặt cọc là gì?
Khái niệm hợp đồng đặt cọc là gì?
Căn cứ nội dung Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc được định nghĩa là “việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng đặt cọc có thể hiểu là thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận sẽ thực hiện. Việc lập ra hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích:
+ Đảm bảo giao kết hợp đồng dân sự.
+ Để thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.
Theo Bộ luật dân sự quy định, hợp đồng đặt cọc cần được lập bằng văn bản, không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng đặt cọc nên được công chứng chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.
2. Điều kiện hợp đồng đặt cọc
Điều kiện hợp đồng đặt cọc
Khi nào hợp đồng đặt cọc phát sinh hiệu lực pháp lý? Theo đó:
- Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng đặt cọc là thời điểm ký hợp đồng hoặc một thời điểm khác nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
- Khi tuân thủ các quy định sau đây, hợp đồng đặt cọc sẽ có hiệu lực:
- Hợp đồng có hình thức đúng luật
- Người giao kết hợp đồng có đủ hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
- Việc đặt cọc ghi trong hợp đồng không vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và không thuộc đối tượng không thể thực hiện.
- Các bên ký kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không bị nhầm lẫn, lừa dối hay ép buộc.
Hợp đồng đặt cọc có thể bị tuyên bố là vô hiệu khi các điều kiện nêu trên không được đáp ứng. Khi đó , các bên tham gia hợp đồng chỉ cần hoàn cho cho bên kia những gì đã nhận.
3. Nội dung của hợp đồng đặt cọc
Nội dung của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận
Tài sản đặt cọc sẽ được trả về cho bên đặt cọc hoặc trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận
+ Do lỗi của bên đặt cọc: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
+ Do lỗi của bên nhận đặt cọc: Bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt đọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Do đó phạt cọc được hiểu là, bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện các nội dung được ghi trong hợp đồng đã xác lập. Ngoài việc phải trả lại đúng tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc còn phải trả cho bên đặt cọc một số tiền tương ứng với giá trị tài sản mà bên kia đặt cọc. Có trường hợp, số tiền phạt cọc có thể gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền (không thuộc các loại tài sản khác).
Pháp luật hiện nay chưa có quy định về tỷ lệ tối đa giữa giá trị tài sản đặt cọc và giá trị của hợp đồng giao kết. Như vậy, các bên có quyền tự thỏa thuận về giá trị tài sản đặt cọc, thường không vượt quá 50% giá trị hợp đồng.Trong trường hợp các bên thỏa thuận giá trị tài sản đặt cọc cao hơn và thỏa thuận mức phạt cao hơn so với quy định nêu trên của pháp luật thì vẫn được chấp nhận.
4. Mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc
Mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc
Theo pháp luật dân sự quy định, khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, các bên được phép thỏa thuận về mức phạt (phạt cọc). Căn cứ Khoản 2, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức phạt cọc trong trường hợp các bên không thỏa thuận như sau:
“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Theo quy định này, mức phạt khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng như sau:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ khi có thỏa thuận khác.
Ví dụ: A muốn mua nhà của B nên hai bên đã thỏa thuận đặt cọc trị giá 100 triệu đồng (không có thỏa thuận khác), nhưng sau đó B từ chối bán nhà thì B phải trả cho A 100 triệu đồng tiền cọc và 100 triệu đồng tiền phạt cọc.
Trên đây là nội dung quy định về hợp đồng đặt cọc được cập nhật mới nhất. Hợp đồng đặt cọc rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong các giao dịch dân sự. Các bên cần lưu ý thực hiện để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
[THẮC MẮC] - Hợp Đồng Điện Tử Có Giá Trị Pháp Lý Không?
Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract? Ưu Điểm Vượt Trội Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Giải Đáp Đầy Đủ Về Hiệu Lực Của Hợp Đồng Điện Tử
SenNTH