Hợp Đồng Cộng Tác Viên Là Gì? Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Hợp Đồng Lao Động Không?

Do tính chất công việc không cố định của ngành dịch vụ nên nhiều đơn vị thay vì các bên ký hợp đồng làm việc dài hạn với nhau thì họ thường ký hợp đồng cộng tác viên. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải hợp đồng lao động không? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

Hợp Đồng Cộng Tác Viên Là Gì? Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Hợp Đồng Lao Động Không?

Hợp đồng cộng tác viên là gì?

1. Cộng tác viên dịch vụ là gì?

Cộng tác viên là những người làm công việc tự do, tham gia cộng tác với một công ty hay 1 tổ chức nào đó hoạt động về lĩnh vực dịch vụ với những công việc được định lượng sẵn về khối lượng công việc, thời gian làm việc, địa điểm làm việc cũng như mức thù lao được hưởng sau khi hoàn thành công việc.

Cộng tác viên sẽ được đối tác cộng tác giao cho một khối lượng công việc nhất định để hoàn thành trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tùy vào tính chất công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi cộng tác viên mà cộng tác viên sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau.

Phần lớn các cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành công việc nhưng trong một số trường hợp cộng tác viên phải phối hợp với nhân viên của doanh nghiệp để hoàn thành công việc, dự án đã được bàn giao.

Thông thường, các cộng tác viên chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong 1 khoảng thời gian, cộng tác viên có thể hợp tác làm việc cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc, chỉ cần đáp ứng yêu cầu công việc của bên thuê cộng tác viên.

2. Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Hợp đồng cộng tác viên là loại hợp đồng được ký giữa 2 hay nhiều chủ thể, trong đó bao gồm những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng (1 bên là bên là bên thuê cộng tác viên dịch vụ, có thể coi là NSDLĐ) với 1 bên là người nhận công việc cộng tác viên (có thể coi là NLĐ), họ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào Hợp đồng cộng tác viên dịch vụ.

Trong hợp đồng cộng tác viên sẽ bao gồm những thỏa thuận liên quan đến đối tượng và phạm vi công việc, thời gian làm việc, mức thù lao được hưởng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, điều khoản về kiểm soát rủi ro…

3. Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?

Tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động, theo đó: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Khái niệm về quan hệ lao động đã được đề cập đến tại Khoản 5, Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp Đồng Cộng Tác Viên Là Gì? Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Hợp Đồng Lao Động Không?

Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?

Cũng theo quy định Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Có thể thấy, theo các quy định nêu trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời bên thuê dịch vụ cũng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, NLĐ chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (về thời gian làm việc/ngày, số ngày làm việc/tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ HĐLĐ và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là HĐLĐ nào.

4. Nội dung của hợp đồng cộng tác viên

Hợp Đồng Cộng Tác Viên Là Gì? Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Hợp Đồng Lao Động Không?

Nội dung của hợp đồng cộng tác viên

Tùy thuộc theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cộng tác viên thực hiện ký kết theo loại hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ mà các nội dung của hợp đồng cộng tác viên cần đảm bảo các nội dung sau đây:

- Tên và địa chỉ trụ sở của NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp của công ty;

- Các thông tin cá nhân của NLĐ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND/CCCD,…

- Các điều khoản trong nội dung hợp đồng cộng tác viên

+ Công việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc;

+ Thời hạn của hợp đồng;

+ Mức lương (mức thù lao với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ), thời hạn trả lương, các chế độ phụ cấp (nếu có);

+ Các chế độ đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN,… (Đối với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động)

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

+ Trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng;

+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng;

+ Điều khoản thi hành của hợp đồng;

5. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên không?

Hợp Đồng Cộng Tác Viên Là Gì? Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Hợp Đồng Lao Động Không?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên không?

Có 2 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên:

- Trường hợp 1: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ

Khi việc thực hiện công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng không có lợi cho 1 trong các bên trong hợp đồng bên đó thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt phải đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng, cụ thể:

+ Phải thông báo cho bên cung ứng dịch vụ hoặc bên sử dụng dịch vụ biết trước về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian hợp lý nhất.

+ Bên sử dụng dịch vụ phải thực hiện thanh toán đầy đủ tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ đối với phần công việc đã được thực hiện.

+ Trường hợp xảy ra vi phạm về điều khoản quy định chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng cộng tác viên và có phát sinh thiệt hại thực tế do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng gây ảnh hưởng đến công việc được thực hiện thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường cho bên còn lại (bên bị thiệt hại).

- Trường hợp 2: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động (HĐLĐ)

Trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng dưới hình thức là HĐLĐ sẽ khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ tùy thuộc vào các bên ký kết là loại HĐLĐ nào và phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ là cộng tác viên cần phải đảm bảo các căn cứ chấm dứt hợp đồng theo quy định:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019);

- Không được trả đủ lương hoặc được trả lương nhưng không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng

- Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định;

-  NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- NSDLĐ cung cấp thông tin không trung làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Ngoài việc cần phải đảm bảo các căn cứ chấm dứt hợp đồng, còn cần phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước:

- Ít nhất 45 ngày: Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Ít nhất 30 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng.

- Ít nhất 03 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn phải báo trước cho NSDLĐ sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Nếu trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì theo quy định sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định:

- Không được trợ cấp thôi việc.

- Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

- Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lý do chấm dứt và thời điểm chấm dứt hợp đồng được ghi nhận trong hợp đồng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận, bổ sung thêm các điều khoản khác phù hợp với tính chất công việc, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung trên của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.

6. Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?

Hợp đồng CTV nếu ký kết có tính chất như hợp đồng lao động thì phải tham gia đóng BHXH bắt buộc

Hợp đồng cộng tác viên có cần phải đóng thuế và BHXH hay không là câu hỏi được rất nhiều người lao động quan tâm. Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Hợp đồng CTV có phải đóng BHXH không?

Một số trường hợp thì hợp đồng CTV sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Căn cứ theo quy định tại  Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu hợp cộng tác viên được ký kết dưới hình thức của hợp đồng lao động thì sẽ thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng thuế TNCN không?

-Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và hợp đồng dịch vụ có mức chi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên thì khấu trừ thuế TNCN mức 10% trên thu nhập trước khi trả công cho CTV

- Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì sẽ áp dụng khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Tóm lại, khi tham gia ký kết hợp đồng lao động CTV thì dưới hình thức nào cũng vẫn sẽ bị khấu trừ thuế TNCN.

7. Mẫu hợp đồng cộng tác viên

Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên tại đây

Trên đây là chi tiết quy định về hợp đồng cộng tác viên. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại hợp đồng này.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Hợp Đồng Lao Động Điện Tử Là Gì? Quy Định Về Ký Hợp Đồng Lao Động Điện Tử

Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất

HopLTT

Tin tức liên quan