Hợp đồng bảo hiểm là gì? Khi nào hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của hai bên bán và bán về các điều khoản chi trả các khoản phí trong trường hợp xảy ra các trường hợp/sự kiện bảo hiểm. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm là gì? Và trong trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu.
1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm theo quy định
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên mua - người mua và doanh nghiệp bảo hiểm - người bán. Theo đó, người mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm được hiểu là các sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm - người bán phải chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người thụ hưởng.
2. Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu như sau:
- Người mua không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm ký kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, người mua biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
- Mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm trong pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Người bán là doanh nghiệp, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài và người mua giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
- Người mua bảo hiểm là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Hợp đồng được giao kết do sự nhầm lẫn làm cho một trong các bên hoặc các bên không đạt được mục đích, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc có thể khắc phục ngay;
- Hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp được quy định tại Điều 22 Luật này;
- Hợp đồng được giao kết do bị cưỡng ép, đe dọa;
- Người mua không nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi khi thực hiện giao kết hợp đồng;
- Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức được quy định tại Điều 18 Bộ luật này;
Do vậy, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp trên.
3. Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Ai có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng. Người mua khác sẽ trở thành bên mua mới trong hợp đồng để tiếp tục duy trì các điều khoản và hưởng các quyền lợi trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng. Sau đó, doanh nghiệp có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó gửi tới người mua, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Ngoài ra, người mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định, căn cứ tại Điều 18 bộ luật này.
4. Phân loại hợp đồng bảo hiểm
Các loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định
Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm được chia thành 4 loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
Hợp đồng bảo hiểm con người: Đối tượng của loại hợp đồng này thường là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe hoặc tai nạn (có thể xảy ra) con người. Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức
Hợp đồng bảo hiểm tài sản: Đối tượng của loại hợp đồng này là tài sản, bao gồm tiền, giấy tờ có giá trị hoặc các quyền tài sản.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định tại Điều 52 bộ luật này.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải: Là hợp đồng bảo hiểm các loại rủi ro hàng hải.
Trên đây là nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và các trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu hóa. Thông qua bài viết hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu để tránh các rủi ro về tài chính khi bị lừa đảo.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Bảo Hiểm Điện Tử - Hợp Đồng Điện Tử EFY-eCONTRACT
Vai trò và lợi ích của hợp đồng điện tử đối với doanh nghiệp
ThuongNTH