Điều khoản thanh toán trong hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng là một phần nội dung quan trọng trong hợp đồng thương mại. Các nội dung thanh toán sẽ được thống nhất trước khi 2 bên ký kết hợp đồng. Cùng EFY-ECONTRACT tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây:
1. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
Nội dung chính trong điều khoản hợp đồng sẽ bao gồm: thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, các chế tài nếu thanh toán chậm …
1.1 Thời hạn thanh toán toán trong hợp đồng
Trong hợp đồng cần phải quy rõ về thời hạn thanh toán. Tùy vào từng loại hợp động cụ thể sẽ quy định về thời gian thanh toán khác nhau hoặc theo thỏa thuận của bên mua và bên bán nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
1.2 Điều khoản thanh toán trong hợp đồng về đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng của rất quan trọng. Cần quy định thống nhất về đồng tiền thanh toán là tiền Việt Nam đồng, Đô La Mỹ, tiền Tệ Trung Quốc… do các loại tiền này có giá trị là khác nhau.
1.3 Phương thức thanh toán và địa điểm thanh toán
Trong hợp đồng cần quy định cụ thể về phương thức thanh toán và địa điểm thanh toán để thuận tiện cho cả 2 bên giao kết hợp đồng. Khi lựa chọn hình thức thanh toán nào thì địa điểm thanh toán có thể thay đổi để phù hợp với phương thức thanh toán đã lựa chọn.
Một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay:
+ Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản
+ Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
+ Phương thức thanh toán quẹt thẻ/ quẹt post
Lưu ý: Trong trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản cần ghi rõ cụ thể chuyển khoản về tài khoản ngân hàng nào, ngân hàng nào. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì địa điểm thanh toán ở đâu.
1.4 Phạt chậm thanh toán
Điều khoản về phạt chậm thanh toán thường bị bỏ qua trong hợp đồng. Tuy nhiên đây lại là điều khoản quan trọng để bên bán, bên cho thuê hay người lao động không bị thiệt hại khi thanh toán chậm.
Tùy vào từng loại hợp đồng mà sẽ có những quy định riêng về vấn đề phạt chậm thanh toán/ phạt không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và đương nhiên cần phải tuân thủ thỏa thuận giữa các bên và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
1.5 Trường hợp bất khả kháng dẫn đến thanh toán chậm
Nội dung này không bắt buộc nhưng trong hợp đồng cũng nên có điều khoản quy định về trường hợp bất khả kháng nếu thanh toán chậm để tránh được rủi ro cho các bên.
+ Thời gian chậm thực hiện thanh toán là bao lâu
+ Trường hợp thanh toán chậm quá thời gian bất khả kháng thì tính lãi như thế nào
+ Mức phạt đối với vấn đề thanh toán chậm
+ Bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
2. Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1. Thông tin về các bên ký kết hợp đồng
Điều khoản này phải có đầy đủ các thông tin sau: Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên.
+ Trường hợp bên ký kết là pháp nhân, cần có thông tin họ, tên, người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp ký với cá nhân cần có thông tin chứng thực cá nhân như giấy căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, chỗ ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số điện thoại.
Người ký hợp đồng kinh tế phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân, của người đứng tên đăng ký kinh doanh. Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn điện báo, đơn đặt hàng. Hợp đồng có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thực hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản của hợp đồng.
2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Đối tượng của hợp đồng là điều khoản về tên hàng;
- Điều khoản về số lượng xác định bằng các đơn vị tính số lượng, trọng lượng, khối lượng, chiều dài diện tích.
2.3. Chất lượng hàng hóa, quy cách hàng hóa
Chất lượng hàng hóa là các đặc tính, các quy cách của hàng hóa được xác định bằng tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hóa.
Nếu chất lượng không phù hợp với thỏa thuận thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng, yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc thậm chí là hủy hợp đồng.
2.4. Giá cả hàng hóa
Giá cả là điều khoản trung tâm của hợp đồng, giữ vai trò quan trọng trong hợp đồng. Giá hàng hóa được tính theo đơn vị: trọng lượng, chiều dài, bề mặt, khối lượng, chiếc, hay tính theo tá hoặc hàng trăm đơn vị. Nếu hàng giao gồm nhiều loại chất lượng khác nhau thì giá được tính theo từng loại nhãn mác cụ thể.
2.5 Thời hạn và phương thức thanh toán
Điều khoản thời hạn và phương thức thanh toán cần được quy định cụ thể rõ rành về thời hạn, đồng tiền thanh toán, hình thức và các tài liệu chứng từ để làm căn cứ khi thanh toán.
+ Thời hạn thanh toán: Thời gian thanh toán có thể là trả trước khi giao hàng, trả ngay sau khi nhận hàng hoặc trả sau.
+ Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản, tiền mặt, quẹt thẻ… Cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp.
2.6 Điều kiện giao hàng
Trong hợp đồng cần quy định rõ về địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức giao hàng.
+ Thời hạn giao hàng là khoảng thời gian mà người bán có nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua
+ Địa điểm giao hàng là địa điểm mà người bán sẽ giao hàng đến cho người mua
2.7 Phạt và bồi thường thiệt hại nếu vi phạm các thỏa thuận hợp đồng
Mục đích của điều khoản này là ngăn ngừa đối phương không có ý định thực hiện tốt hợp đồng và xác định số tiền phải bồi thường thiệt hại nếu vi phạm hợp đồng.
Một số trường hợp bị phạt được quy định cụ thể:
- Phạt chậm giao hàng
- Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:
- Phạt do chậm thanh toán
Ngoài ra còn có một số điều khoản khác như các trường hợp bất khả kháng, khiếu nại và trọng tài cũng rất cần thiết trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
3. Thời hạn thanh toán hợp đồng xây dựng là bao lâu?
Thời hạn thanh toán sẽ được tính từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận. Thời hạn thanh toán không quá 14 ngày làm việc. Cụ thể:
+ Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, bên giao thầu sẽ phải hoàn thiện tất cả thủ tục cần thiết và chuyển đề nghị thanh toán tới ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phục vụ cho việc thanh toán.
+ Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của bên giao thầu, ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán đó cho bên nhận thầu.
4. Các điều kiện thanh toán trong xuất nhập khẩu
Các điều kiện thanh toán trong xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế bao gồm một điều kiện như: tiền tệ, địa điểm, phương thức thanh toán quốc tế, thời gian thanh toán. Dưới đây là các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay:
4.1. Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà khách hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.
Với hình thức chuyển tiền trả sau thì người xuất khẩu sẽ bất lợi hơn nếu hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào nó mà người chuyển tiền chậm lên lệnh chuyển tiền từ ngân hàng.
Ngược lại với hình thức trả tiền trước, người mua hàng sẽ chịu rủi ro hơn đã đi tiền thanh toán nhưng có thể chưa nhận được hàng do nhà xuất khẩu giao hàng chậm trễ.
4.2 Phương thức nhờ thu
Nhằm khắc phục được nhược điểm của phương thức chuyển tiền trả sau mà phương thức nhờ thu ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có thể ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền thông qua bộ chứng từ ngân hàng.
Trong tình huống giá hàng hóa tại thời điểm hiện tại giảm dẫn đến người nhập khẩu không tha thiết với việc nhận hàng thì việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa sẽ không còn ý nghĩa và họ sẽ cố tình kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực với nhà xuất khẩu.
4.3. Phương thức ghi sổ
Phương thức ghi sổ cũng không có nhiều khác biệt so với phương thức chuyển tiền, chỉ khác là nhà xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu rồi tới một thời gian theo quy định thì nhà nhập khẩu sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng sẽ đóng vai trò chung gian trong việc thực hiện chuyển tiền, không có bất cứ ràng buộc nào nên chỉ nên áp dụng với trường hợp 2 bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau.
4.4. Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Giữa 2 quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định
Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.
Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm riêng nên nhà xuất nhập khẩu khi lựa chọn phương thức thanh toán phải dựa vào thỏa thuận và sự thương lượng giữa hai bên cũng như để phù hợp với tập quán, luật lệ trong buôn bán quốc tế.
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng là một nội dung quan trọng được thỏa thuận giữa các bên ký kết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để có câu trả lời sớm nhất.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Thử Việc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất
[TÌM HIỂU] - Hợp Đồng Lao Động Theo Quy Định Của Bộ Luật Lao Động Mới Nhất
HopLTT