Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Xây Dựng Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Trong bài viết này, cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

1. Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

bien-ban-thanh-ly-hop-dong

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là biên bản được lập dưới hình thức văn bản. Biên bản được lập sau khi hoàn thành các thỏa thuận giao dịch xây dựng công trình được ghi trong hợp đồng xây dựng. Biên bản nhằm xác nhận việc hoàn tất các vấn đề về quyền, lợi ích của hai bên tham gia và ký tên.

Các trường hợp thực hiện thanh lý hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật như sau: hợp đồng bị hủy hoặc chấm dứt theo quy định tại Điều 17, 18 Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn thi công công trình. Hoặc các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thì có thể tiến hành thanh lý hợp đồng.

Về bản chất, thanh lý hợp đồng xây dựng được sử dụng để chấm dứt hoạt động thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng cần có sự xác nhận, ký tên và đóng dấu nếu có của các bên liên quan.

2. Tại sao phải thanh lý hợp đồng xây dựng?

bien-ban-thanh-ly-hop-dong

Lợi ích của việc thanh lý hợp đồng xây dựng

Thanh lý hợp đồng là hoạt động thường xuyên được thực hiện. Thanh lý hợp đồng xây dựng giúp đem lại một số lợi ích cụ thể. Việc thanh lý giúp hai bên xác định việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu và trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó.

Phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực thiện và thỏa thuận được xem như chấm dứt. Chỉ riêng đối với phần quyền, nghĩa vụ còn tồn đọng thì vẫn còn hiệu lực thực hiện. Việc thanh lý hợp đồng còn xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản và hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng trong trường hợp thanh lý hợp đồng khi hợp đồng xây dựng chưa hết hiệu lực.

Bên cạnh đó, thanh lý hợp đồng giúp giải phóng quyền, nghĩa vụ đã thực hiện đối với 2 bên và tránh được các tranh chấp về sau trong trường hợp có thể xảy ra.

3. Quy định về biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

bien-ban-thanh-ly-hop-dong

Quy định biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Để thanh lý hợp đồng xây dựng một cách nhanh chóng và tránh làm sai các quy định thì các bên cần nắm rõ một số quy định liên quan đến thời hạn thực hiện thanh lý hợp đồng.

Theo quy định, thời hạn thanh lý hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày tính từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này, nếu một trong hai bên tham gia không làm thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý.

Tuy nhiên, vẫn còn các trường hợp ngoại lệ liên quan đến quy định thanh lý hợp đồng. Với hợp đồng xây dựng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý là 45 ngày kể từ ngày các bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại Khoản 2, Điều 145 Bộ luật Xây dựng 2014.

Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì việc thanh lý có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 90 ngày kể từ ngày hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng thường xuyên được sử dụng. Để soạn biên bản đúng theo quy định không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là mẫu hợp đồng xây dựng đúng theo quy định, bạn đọc có thể tham khảo.

>>> Tải ngay biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng TẠI ĐÂY

bien-ban-thanh-ly-hop-dongbien-ban-thanh-ly-hop-dong

5. Những lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

bien-ban-thanh-ly-hop-dong

Những lưu ý khi lập biên bản thanh lý

Khi thanh lý cần dựa vào hợp đồng xây dựng đã ký trước đó để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng của hai bên. Để có thể xác nhận khối lượng công việc đã hoàn thành của các bên, cần phải có biên bản nghiệm thu công trình để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải đúng với những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng trước đó.

Người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng phải là người có thẩm quyền. Bên cạnh đó, khi thanh lý cần xem lại thỏa thuận đã ký tại hợp đồng xây dựng trước đó. Hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất các điều khoản trong biên bản thanh lý.

Nghĩa vụ thanh toán phải được quyết toán tại thời điểm ký kết biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng. Để đảm bảo cơ sở pháp lý, biên bản thanh lý hợp đồng nên mang đi công chứng để đảm bảo được các yếu tố pháp luật.

Trên đây là các thông tin liên quan đến quy định biên bản thanh lý hợp đồng. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm được cho mình những nội dung hữu ích liên quan đến biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng và có thể soạn được biên bản thanh lý đảm bảo cơ sở pháp lý.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Tìm hiểu: Hợp Đồng Xây Dựng Là Gì? 5 Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Theo Quy Định Mới Nhất Năm 2023 

Mẫu Biên Bản Thương Thảo Hợp Đồng Theo Quy Định Của Pháp Luật

ThuongNTH

Tin tức liên quan