Ủy quyền lại là gì? Quy định của pháp luật về ủy quyền lại

Trong một số trường hợp, bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc mà bên ủy quyền giao cho nên phải thực hiện ủy quyền lại cho một bên thứ ba. Vậy ủy quyền lại là gì? Quy định của pháp luật về ủy quyền lại ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

1. Ủy quyền lại là gì?

Ủy quyền lại là gì?

Ủy quyền lại là bên được ủy quyền ủy quyền lại cho bên thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được Ủy quyền.

Trường hợp ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền; hình thức của ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu và không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Trong thực tế, không phải tất cả cá nhân, pháp nhân được ủy quyền cũng có thể tham gia trực tiếp vào các quan hệ dân sự hoặc vì lý do nhất định mà không thực hiện được công việc mà bên ủy quyền đã ủy quyền.

Chính vì thế mà để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên, pháp luật cho phép bên ủy quyền có thể ủy quyền lại cho bên thứ ba để thay mặt mình thực hiện các hành vi dân sự thông qua hợp đồng ủy quyền lại.

Ủy quyền lại thường mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết và  thường không mang tính chất đền bù. Tuy nhiên trong thời điểm kinh tế thì trước thì cũng có nhiều trường hợp ủy quyền lại mang tính chất đền bù, bên được ủy quyền lại sẽ nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền lại.

2. Khi nào thì được ủy quyền lại

Căn cứ Điều 546 quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015 về ủy quyền lại:

"1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong các trường hợp sau đây:

a. Có sự đồng ý của bên ủy quyền

b. Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu

3. Hình thức của ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu."

3. Trường hợp nào thì không được ủy quyền

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định các trường hợp sau đây không được ủy quyền bao gồm: đăng ký kết hôn, ly hôn, công chứng di chúc, gửi tiền tiết kiệm, Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc, đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

4. Hình thức và chủ thể của ủy quyền lại

Hình thức và chủ thể của ủy quyền lại

Chủ thể của hợp đồng ủy quyền lại cho người thứ ba là người thứ hai được người thứ nhất đồng ý. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Hình thức của ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của ủy quyền ban đầu và không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Hình thức ủy quyền cho người thứ ba do các bên thỏa thuận theo, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền cho người thứ ba phải được lập bằng văn bản.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên ủy quyền lại

5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại:

- Phải báo cáo công việc thực hiện cho bên ủy quyền lại

- Chỉ thực hiện các hành vi trong phạm vi ủy quyền đã được quy định trong hợp đồng ủy quyền lại.

5.2 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền lại

Bên ủy quyền lại có quyền ủy quyền toàn bộ hay ủy quyền một phần hành vi cần thiết cho giao dịch dân sự.

Bên ủy quyền có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ các thông tin cho bên được ủy quyền lại để thực hiện các công việc, hành vi pháp lý được ủy quyền.

6. Thời hạn ủy quyền lại là bao lâu?

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thì thời hạn ủy quyền được tính một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng ủy quyền không xác định thời hạn của ủy quyền mà chỉ quy định thời hạn cho đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế. Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền có thể bất kỳ lúc nào kể từ thời điểm nào mong muốn.

7. Mẫu hợp đồng ủy quyền lại

Mẫu hợp đồng ủy quyền lại

Hiện nay có nhiều mẫu hợp đồng ủy quyền lại, tuy nhiên nội dung của mẫu hợp đồng ủy quyền lại vẫn phải đảm bảo đầy đủ một số nội dung cần thiết để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Dưới đây mà mẫu hợp đồng ủy quyền lại phổ biến được cập nhật mới nhất hiện nay cho các bạn tham khảo

>>> Tải ngay mẫu hợp đồng ủy quyền lại 2023 TẠI ĐÂY

Trên đây là những nội dung tổng hợp liên quan đến ủy quyền lại, mẫu hợp đồng ủy quyền  lại mới nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thông tin thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Tìm hiểu:  Ủy quyền là gì? Mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Hợp đồng ủy quyền là gì? Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất

HopLTT

Tin tức liên quan