👉 Hợp Đồng Góp Vốn Là Gì? Quy Định Về Hợp Đồng Góp Vốn
Hợp đồng góp vốn được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trong việc góp vốn kinh doanh...Vậy Hợp đồng góp vốn là gì? Bài viết dưới đay sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.
1. Hợp đồng góp vốn là gì?
Hiện nay, các quy định hiện hành không có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự có đưa ra khái niệm chung về hợp đồng như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó, theo nội dung Luật Doanh nghiệp 2020: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Hợp đồng góp vốn là gì?
Như vậy, từ 2 quy định nêu trên, có thể hiểu hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên (có thể là cá nhân và cá nhân hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp…) nhằm mục đích cùng góp tiền, tài sản… để hợp tác làm chung một công việc nhất định: thành lập doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh, mua đất, …
Hợp đồng góp vốn cần có đầy đủ thông tin của các bên tham gia góp vốn, vốn góp và việc phân chia lợi nhuận. Các nội dung này càng được nêu rõ ràng thì càng tránh được tranh chấp xảy ra sau này.
2. Các loại hợp đồng góp vốn
Hiện nay, hợp đồng góp vốn có thể chia thành 2 loại:
- Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp;
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa các bên tham gia cùng góp tiền, đất, công nghệ, sở hữu trí tuệ,…để thành lập một pháp nhân mới.
- Hợp đồng góp vốn không thành lập doanh nghiệp.
Hợp đồng góp vốn nhưng không nhằm mục đích để thành lập doanh nghiệp là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên tham gia trong hợp đồng góp vốn thống nhất cùng tiến hành một hoạt động kinh doanh chung, nhưng không thành lập pháp nhân chung.
3. Các nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn
Nội dung của Hợp đồng góp vốn
Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn, cần đảm bảo hợp đồng phải có các điều khoản sau:
- Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng;
- Đối tượng của Hợp đồng;
- Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các Bên;
- Phân chia lợi nhuận;
- Hiệu lực của hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp.
- Một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận.
4. Đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh
Đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh
Hợp đồng góp vốn kinh doanh sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Hợp đồng được lập thành văn bản
Hợp đồng góp vốn có nhiều chủ thể tham gia (Tối thiểu là 2 chủ thể) để góp vốn kinh doanh. Hợp đồng phải được lập thành văn bản để làm căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
- Hợp đồng góp vốn có sự đóng góp tài sản và công sức của nhiều chủ thể
- Hợp đồng có thể thay đổi về chủ thể (Tăng hoặc giảm số lượng người) trong thời gian hợp tác
- Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh
- Có đại diện thành viên trong hoạt động xác lập và giao dịch với bên thứ 3
- Bản chất của hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ
- Chủ thể của hợp đồng góp vốn có thể là phát nhân và cá nhân
- Trong hợp đồng góp vốn, các chủ thể cùng chia sẻ lãi lỗ và không có đền bù.
5. Hợp đồng góp vốn có phải công chứng không?
Hợp đồng góp vốn có thể công chứng, chứng thực hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của các bên (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Ví dụ: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cần phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực.
Hợp đồng góp vốn có phải công chứng không?
Để phòng ngừa những thiếu xót trong hợp đồng góp vốn có thể dẫn đến bất lợi khi tranh chấp sau này, các bên nên tham khảo ý kiến về hợp đồng góp vốn tại các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư hoặc công ty luật, đặc biệt là khi tài sản góp vốn có giá rất lớn trước khi thực hiện hợp đồng góp vốn.
6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp vốn
Để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng góp vốn cần được thể hiện dưới hình thức văn bản (có thể là văn bản giấy (hợp đồng giấy) hoặc văn bản điện tử (Hợp đồng điện tử)). Tuy nhiên, đối với hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cần phải công chứng, chứng thực. Vì thế hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực (quy định tại Điều 5 Luật công chứng 2014). Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết tại Hợp đồng (Khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015). Các bên phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, theo quy định tại BLDS 2015, để hợp đồng có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, phù hợp với giao dịch đang được thỏa thuận, xác lập.
- Các bên trong hợp đồng góp vốn hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng
- Mục đích và nội dung của hợp đồng góp vốn không được vi phạm các điều cấm của Luật quy định, không trái với đạo đức xã hội.
7. Lưu ý về hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh
Lưu ý về tài sản góp vốn đầu tư kinh doanh
Đối với tài sản góp vốn đầu tư kinh doanh cần lưu ý:
-Trường hợp góp vốn vào thành lập doanh nghiệp
Vốn thành lập doanh nghiệp là việc đóng góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty/ Tài sản góp vốn có thể là tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất…định giá bằng đồng Việt Nam.
-Trường hợp chung vốn đầu tư kinh doanh
Góp vốn đầu tư kinh doanh là việc góp chung tài sản để kinh doanh, sản xuất và chia lợi nhuận kết quả kinh doanh hoặc cùng chịu rủi ro nếu có. Tài sản chung vốn là tiền, hiện vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản gồm bất động sản và động sản.
>>> Tải ngay mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh TẠI ĐÂY
Như vậy, trên đây Hợp đồng điện tử EFY đã giúp bạn giải đáp chi tiết về hợp đồng góp vốn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng ủy thác đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành
Hợp đồng FIDIC là gì? Các dang hợp đồng FIDIC được sử dụng phổ biến hiện nay
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
HopLTT