☑️ Các Dạng Rủi Ro Thường Phát Sinh Trong Quá Trình Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Để giúp việc thỏa thuận, giao kết hợp đồng hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ các rủi ro này, từ đó có phương án thích hợp nhất. Vậy các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại bao gồm những rủi ro nào?

Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại là gì

Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dẫn tới hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu là một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên xảy ra tranh chấp thì hợp đồng sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên chủ thể. Tuy nhiên, nếu hợp đồng vô hiệu thì sẽ hoàn toàn không có giá trị gì cả.

Một số rủi ro thường gặp dẫn tới hợp đồng vô hiệu có thể kể tới như:

Rủi ro liên quan tới chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật. Nếu chủ thể ký kết không đủ điều kiện thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Một số rủi ro liên quan tới chủ thể ký hợp đồng có thể kể tới như:

- Chủ thể ký hợp đồng không có đủ năng lực/ hành vi dân sự để giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật

- Pháp nhân có người ký là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, người đại diện này lại không có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

- Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng.

Nếu chủ thể ký hợp đồng thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng

Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đó là rủi ro về hình thức của hợp đồng. Trong đó, các rủi ro thường gặp bao gồm:

- Hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định

- Không xác lập hợp đồng thành văn bản đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

- Hợp đồng khi ký kết không được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật.

Khi giao kết hợp đồng, cần hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải

Rủi ro về đối tượng của hợp đồng

Tùy từng loại hợp đồng mà sẽ có các rủi ro liên quan đến đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa được thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro. Chẳng hạn như: hàng hóa thuộc danh mục các sản phẩm bị pháp luật cấm hoặc không đủ điều kiện để thực hiện mua bán theo thỏa thuận của hợp đồng.

Rủi ro liên quan tới nội dung, điều khoản của hợp đồng

Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chúng ta không thể bỏ qua, đó là rủi ro về nội dung, điều khoản của hợp đồng. Đây là dạng rủi ro các cá nhân, tổ chức thường xuyên gặp phải nhất. Trong đó, rủi ro liên quan đến nội dung, điều khoản lại được chia thành:

Rủi ro về điều khoản đối tượng

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải có khi các bên thỏa thuận, giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không chú ý tới nội dung điều khoản, bạn có thể gặp phải các rủi ro không đáng có. Các rủi ro thường gặp bao gồm rủi ro liên quan tới việc mô tả đặc điểm, tính chất của hàng hóa không rõ ràng, không có chi tiết chủng loại, số lượng hay quy cách đóng gói…

Nếu không được quy định rõ ràng, khi tranh chấp xảy ra, sẽ rất khó để có thể xác định bên cung cấp hàng hóa đã thực hiện đúng thỏa thuận hay chưa. Lúc này, sẽ không có gì chứng minh hàng hóa được cung cấp khác với thỏa thuận ban đầu nên sẽ rất khó để xác định trách nhiệm và yêu cầu đền bù tổn thất.

Rủi ro về điều khoản đối tượng là loại rủi ro thường gặp phải

Rủi ro về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Bất khả kháng là nội dung thường bị nhiều bên bỏ qua trong hợp đồng. Một số rủi ro các bên thường gặp phải liên quan tới điều khoản bất khả kháng như:

- Không quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

- Có điều khoản bất khả kháng như lại chỉ nêu định nghĩa

- Có liệt kê nhưng không nêu đầy đủ các trường hợp được miễn trách nhiệm khi gặp trường hợp bất khả kháng

Khi thỏa thuận điều khoản bất khả kháng, các bên không nên liệt kê các trường hợp cụ thể. Đây là cách giải thích không đầy đủ, có thể dẫn tới các tranh chấp, rủi ro sau này. 

Rủi ro về điều khoản phạt vi phạm và điều khoản bồi thường

Theo quy định của luật thương mại, nếu trong hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận về việc phạt vi phạm thì các bên sẽ không thể áp dụng chế tài này. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ quy định nên khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng, các bên không quy định chi tiết về trường hợp phạt vi phạm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn khi có tranh chấp hoặc khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, dẫn tới phát sinh thiệt hại.

Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng, điều khoản bồi thường thiệt hại cũng là điều khoản quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Các bên cần lường trước các rủi ro và quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có.

Bất khả kháng là nội dung thường bị nhiều bên bỏ qua trong hợp đồng

Rủi ro về điều khoản giải quyết tranh chấp

Khi giao kết hợp đồng, các bên thường lưu ý tới các điều khoản như giá cả, thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên… nhưng không chú ý nhiều tới điều khoản về giải quyết tranh chấp. Thậm chí, nhiều hợp đồng không có điều khoản cụ thể về vấn đề này.

Tuy nhiên, đây là một điều khoản quan trọng khi các bên xảy ra tranh chấp. Bạn cần quy định rõ trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ xử lý thế nào, giải quyết theo luật của nước nào (nếu bên đối tác là doanh nghiệp/ cá nhân người nước ngoài). Hãy dự liệu những tranh chấp có thể phát sinh và các cách thức để giải quyết vấn đề nhé.

Rủi ro liên quan tới khả năng thanh toán

Rủi ro về khả năng thanh toán của đối tác là một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nhiều bên lo lắng. Khi một bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nhưng bên còn lại không thanh toán sẽ dẫn tới việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Đây là rủi ro liên quan trực tiếp đến tình trạng nợ khó đòi mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Vì thế, hợp đồng phải có các điều khoản phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp để áp dụng khi cần thiết.

Rủi ro liên quan tới khả năng thanh toán

Rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể bao gồm việc không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng và đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận. Một số trường hợp thường gặp có thể kể tới như:

- Bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng

- Thực hiện nghĩa vụ nhưng không đúng theo các nghĩa vụ được thỏa thuận ban đầu

- Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng chưa thực hiện đủ các nghĩa vụ theo quy định, thỏa thuận trong hợp đồng.

Có thể thấy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Qua đó có các lưu ý và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

MinhNH

Tin tức liên quan