Biên bản thỏa thuận dân sự là gì? So sánh Hợp đồng dân sự với biên bản thỏa thuận dân sự
Biên bản thỏa thuận là một loại văn bản thường được sử dụng trong các giao dịch dân sự. Vậy biên bản thỏa thuận dân sự là gì? Hợp đồng dân sự và biên bản thỏa thuận dân sự có gì khác nhau? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
1. Biên bản thỏa thuận dân sự là gì?
Biên bản thỏa thuận dân sự là văn bản ghi nhận lại sử đồng ý của các bên trong một thỏa thuận
Biên bản thỏa thuận dân sự là văn bản ghi nhận lại sự đồng ý của các bên trong một thỏa thuận dân sự. Các bên tham gia xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.
Biên bản thỏa thuận dân sự được lập ra để đảm bảo các thỏa thuận được thực hiện đúng, tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.
Tóm lại, biên bản thỏa thuận dân sự là văn bản giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch và được sử dụng làm bằng chứng khi xảy ra tranh chấp.
2. Quy định về cách viết biên bản thỏa thuận dân sự
Quy định về biên bản thỏa thuận dân sự
2.1 Hình thức của biên bản thỏa thuận dân sự
Có thể tham khảo hình thức biên bản thỏa thuận theo Điều 9, Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
- Khổ giấy: A4
- Kiểu trình bày: Theo chiều dọc của khổ giấy. Nếu trong biên bản có bảng biểu nhưng không làm thành phụ lục riêng thì có thể trình bày theo chiều ngang.
- Căn lề trang
Khoảng cách mép trên và mép dưới là 20 đến 25mm
Khoảng cách mép trái là 30 đến 35mm, khoảng cách mép phải là 15 đến 20 mm
- Phông chữ:
Sử dụng phông chữ Times New Roman
Bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001
Chữ màu đen
- Cỡ chữ và kiểu chữ: Quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
- Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Thực hiện theo Mục IV, Phần I, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
- Số trang: Được đánh từ số 1, sử dụng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
2.2 Nội dung trên biên bản thỏa thuận dân sự
Mỗi biên bản thỏa thuận dân sự tùy theo từng trường hợp sẽ sử dụng các mẫu riêng. Tuy nhiên về cơ bản một mẫu biên bản dân sự hoàn chỉnh thường bao gồm các nội dung sau đây:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Tiêu đề: Ghi rõ ràng "Biên bản thỏa thuận" và đối tượng của thỏa thuận
- Thông tin các bên tham gia: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, CMT/CCCD/Hộ chiếu của các bên tham gia thỏa thuận.
- Thời gian và địa điểm lập biên bản
- Mục đích của thỏa thuận để làm gì? Mục tiêu mà các bên mong muốn đạt được
- Nội dung thỏa thuận: Bao gồm các điều khoản cụ thể mà các bên đã thống nhất.
+ Đối tượng thỏa thuận: Có thể là tài sản, dịch vụ, công việc..
+ Quyền và nghĩa vụ giữa các bên
+ Thời hạn thực hiện: Là thời gian bắt đầu và kết thúc của thỏa thuận
+ Hình thức thanh toán: Cần ghi rõ hình thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản), số tiền, thời hạn thanh toán
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng
+ Điều khoản xử lý các vi phạm khi một trong các bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng
+ Điều khoản giải quyết tranh chấp: Các thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
- Chữ ký các bên
- Điều khoản phụ lục của biên bản thỏa thuận (Nếu có)
- Số lượng bản sao
3. So sánh hợp đồng dân sự với biên bản thỏa thuận dân sự
Điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và biên bản thỏa thuận dân sự
Hợp đồng dân sự và biên bản thỏa thuận dân sự là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn vì thường được sử dụng trong giao dịch dân sự.
Dưới đây là bảng so sánh giữa hợp đồng dân sự và biên bản thỏa thuận dân sự
Đặc điểm |
Hợp đồng dân sự |
Biên bản thỏa thuận dân sự |
Khái niệm |
Là thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. |
Là một văn bản ghi nhận sự đồng ý của các bên liên quan trong một giao dịch dân sự, xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. |
Giá trị pháp lý |
Có giá trị pháp lý cao nhất trong các giao dịch dân sự. |
Có giá trị pháp lý nhưng thường mang tính chất bổ sung hoặc xác nhận cho các thỏa thuận khác. |
Hình thức |
Thường có hình thức đầy đủ, chi tiết, bao gồm các điều khoản rõ ràng, cụ thể. |
Có thể có hình thức đơn giản hơn, tập trung vào các nội dung chính của thỏa thuận. |
Nội dung |
Bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng như: các bên tham gia, đối tượng hợp đồng, nội dung hợp đồng, thời hạn hợp đồng, điều kiện hợp đồng, trách nhiệm của các bên, hình thức thanh toán, điều khoản giải quyết tranh chấp... |
Thường tập trung vào các nội dung cụ thể của thỏa thuận, như việc xác nhận thông tin, ghi nhận kết quả cuộc họp, thống nhất các giải pháp... |
Mục đích |
Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp lý dân sự. |
Ghi nhận sự đồng ý của các bên, xác nhận nội dung thỏa thuận, làm cơ sở để thực hiện các giao dịch tiếp theo |
Trên đây là tổng hợp các quy định liên quan đến biên bản thỏa thuận dân sự và sự khác nhau giữa hợp đồng dân sự và biên bản thỏa thuận dân sự. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 061 221
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp Đồng Dân Sự Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Dân Sự Phổ Biến Nhất Hiện Nay
[Giải đáp] Hợp đồng dân sự có cần công chứng không? Trường hợp nào thì phải công chứng hợp đồng
HopLTT